Nếu bạn là một tín đồ theo đuổi mô hình nến Nhật thì không thể không biết về mô hình nến Inside Bar, đây là mô hình cung cấp những tỷ lệ rủi ro hoặc tiềm năng của thị trường.
Contents
Inside Bar là gì?
Inside bar là mô hình nến biểu hiện hành vi giá gồm 2 cây nến: Cây nến to ở phía trước là Mother Bar, nến nhỏ ở sau là Inside Bar. Mức giá cao/thấp nhất của Inside bar sẽ nằm bên trong phần thân của Mother bar.
Ý nghĩa của nến Inside bar
Mô hình nến Inside bar cho thấy thị trường đang dừng lại, hay còn gọi là giảm nhiệt sau xu hướng tăng mạnh hoặc giảm mạnh. Khi đó volume của thị trường sẽ nhỏ lại.
Đây là giai đoạn tích lũy, chuẩn bị cho một sự “bùng nổ” giá tăng hoặc giảm. Inside bar xuất hiện tại nhiều khung thời gian, inside bar xuất hiện trong thời gian nhỏ thì độ chính xác sẽ thấp bởi tín hiệu lúc này bị nhiễu.
Đặc điểm của nến Inside bar
Đây được xem là công cụ đắc lực hỗ trợ cho các trader giao dịch theo hành động giá. Bạn muốn giao dịch với nó, trước hết bạn phải nắm rõ và hiểu được những đặc điểm của nó trước tiên.
- Inside bar phải thỏa mãn 2 đặc điểm sau: thứ nhất cây nến mẹ ôm trọn cây nến trong, thứ hai là đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn nến Mother.
- Mô hình nến Inside bar sẽ phát huy tối đa tác dụng khi trạng thái nến mẹ và nến trong phải đối lập như sau:
– Trong trường hợp nến mẹ là nến tăng và có màu xanh thì nến trong phải là nến giảm và có màu đỏ.
– Ngược lại, nến mẹ là nến giảm và có màu đỏ thì nến trong phải là nến tăng và có màu xanh.
Theo dòng thời gian hiện tại nến Inside bar có nhiều loại biến thể khác nhau nên không nhất thiết mô hình phải bao gồm 2 cây nến khác màu nữa, chúng hoàn toàn có thể trùng màu sắc với nhau. Điều kiện duy nhất cần thỏa mãn là nến phải nằm trong nến, tức là inside bar phải nằm lọt trong lòng Mother bar.
Xu hướng thị trường của Inside bar
Mô hình inside bar thể hiện thị trường tích lũy, chuẩn bị cho một xu hướng tăng/giảm tiếp theo. Inside bar xuất hiện ở hai xu hướng:
- Tiếp diễn xu hướng:
Thị trường đang tạo thành xu hướng rõ ràng có thể là tăng mạnh hoặc giảm mạnh. Thị trường sẽ dừng lại với volume giao dịch nhỏ. Thị trường tiếp tục đi theo xu hướng nó đang đi, bởi thị trường chững lại vì những hành động Chốt lời của nhà giao dịch.
- Đảo chiều xu hướng:
Khi xu hướng sắp kết thúc tiếp cận mức giá quan trọng, tâm lý nhà giao dịch thông thường sẽ cẩn thận hơn, họ không dám mạo hiểm tại thời điểm này, dẫn đến việc volume giao dịch nhỏ, mô hình nến Inside bar xuất hiện. Thị trường đang trong giai đoạn tích lũy, có 2 tình huống sẽ xảy ra:
-
- Giá sẽ breakout vùng hỗ trợ và kháng cự tiếp tục xu hướng
- Giá sẽ dừng lại tại vùng hỗ trợ và kháng cự sau đó đảo chiều
Cách giao dịch với Inside Bar
Có hai cách giao dịch với mô hình nến Inside bar
Giao dịch Inside bar thuận xu hướng
Khi thị trường đang hoạt động tài một xu hướng mạnh, nhà đầu tư cần ưu tiên chiến lược thuận theo xu hướng. Điều này sẽ đem đến sự an toàn cho nhà đầu tư. Với các bước giao dịch thuận xu hướng như sau:
- Xác định xu hướng bull, bear hay sideway
- Vào lệnh BUY nếu mô hình đang trong xu hướng uptrend
- Vào lệnh SELL nếu mô hình đang trong xu hướng downtrend
- Stop loss tại vị trí trên hoặc dưới mô hình inside bar đó.
- Take profit theo tỷ lệ rủi ro : lợi nhuận (risk:reward) của mỗi cá nhân
Giao dịch Inside bar ngược xu hướng
Đây là phương pháp giao dịch phù hợp với nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm, vì bạn cần phải canh thị trường và quan sát nắm bắt được xu hướng thị trường. Giao dịch inside bar ngược xu hướng bằng cách:
- Xác định xu hướng bull, bear hay sideway
- Xác định mức giá hiện tại có đang nằm trong vùng giá hỗ trợ kháng cự (cùng giá quan trọng) không nếu không có thì dừng lại, có thì tiếp tục.
- Xác định Inside bar tại vùng kháng cự
- Chờ nến đảo chiều xu hướng
- Vào lệnh BUY nếu mô hình nến gần ngưỡng hỗ trợ
- Vào lệnh SELL nếu mô hình nến gần ngưỡng kháng cự
- Stop loss tại vị trí trên hoặc dưới Inside bar
- Take Profit phụ thuộc vào tỷ lệ Risk:Reward (rủi ro:lợi nhuận).
Nếu bạn là một nhà giao dịch mới ít kinh nghiệm, chúng tôi khuyên bạn không nên giao dịch tại xu hướng đảo chiều, bạn sẽ chưa đủ kinh nghiệm xử lý những tình hống breakout tại vùng hỗ trợ và kháng cự, bạn phải “gồng lỗ”.
Take Profit là gì? Cách chốt lời hiệu quả nhất
Những lưu ý khi giao dịch với Inside bar
- Bạn nên chọn khung thời gian ngày, từ H4 trở lên để giao dịch dễ hơn nếu bạn là trader mới làm quen với inside bar, Vì inside bar hoạt động hiệu quả nhất vào thời gian ngày, với các khung thời nhỏ hơn, dường như nó không có ý nghĩa gì đặc biệt mà chỉ cho thấy sự phá giả.
- Giao dịch với Inside bar đảo chiều tại khu vực giá quan trọng đòi hỏi các trader phải có kinh nghiệm dày dặn và thời gian để luyện tập thành thạo.
- Khi thị trường xuất hiện mô hình Inside bar đa nến, tức là gồm 2 hoặc nhiều hơn 2 Inside bar nằm gọn trong 1 Mother bar. Điều này báo hiệu thị trường đang trong giai đoạn tích lũy kéo dài để chuẩn bị cho một cú phá vỡ mạnh sau đó.
- Một lợi thế lớn của inside bar là cho điểm stoploss khá gần điểm entry. Tuy nhiên đây lại trở thành một nhược điểm khi giao dịch với inside bar vì các trader rất dễ bị quét stoploss do điểm cắt lỗ quá gần.
Kết luận
Đối với giao dịch Inside bar thì cách giao dịch nào cũng tồn tại những rủi ro. Để hạn chế điều này nhà giao dịch nên lưu ý những điều sau:
- Khi thực hiện giao dịch không nên lựa chọn những khung thời gian quá nhỏ, vì tín hiệu lúc này dễ bị nhiễu và độ chính xác không được cao.
- Có thể gặp được 1,2 hoặc nhiều nến inside bar trong nến mother bar
- Các hai cách giao dịch theo mô hình nến inside bar đèu có tỷ lệ risk:reward tốt vì tỷ lệ rủi ro rất nhỏ, nhưng nhược điểm ở mô hình này là bị nhiễu và dẫn đến việc quét stop loss của lệnh.
- Việc giao dịch ngược xu hướng còn gặp nhiều khó khả, nên trader cần hết sức cẩn trọng khi giao dịch trong thị trường này.
Hy vọng chúng tôi đã cung cấp ít nhiều thông tin và kiến thức giao dịch với mô hình nến inside bar để bạn có thể ứng dụng thực tiễn vào giao dịch của mình.
Finding your trading style – chúc bạn giao dịch thành công!
Mô hình nến Outside bar-Chiến thuật giao dịch từ chuyên gia