Kế hoạch chi tiêu thường là những bảng thống kê liên quan đến việc thu – chi của bản thân trong mỗi tuần/tháng/năm. Dựa trên bảng kế hoạch này, cá nhân sẽ dễ dàng kiểm soát được việc chi tiêu sao cho hiệu quả nhất. Từ đó dễ dàng thiết lập nên các phương án tiết kiệm để đầu tư hoặc nghỉ hữu sớm. Để dễ dàng lập nên bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân tối ưu nhất, hãy cùng Topsanfx tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé!
Contents
Kế hoạch chi tiêu là gì?
Kế hoạch chi tiêu là một danh sách liệt kê các khoản thu nhập và chi phí của gia đình hoặc cá nhân trong một mốc thời gian nhất định. Bảng kế hoạch chi tiêu sẽ đem lại những lợi ích sau đây:
- Giúp cá nhân dễ dàng đánh giá được mức độ chi tiêu của bản thân liệu đã phù hợp hay chưa. Đặc biệt, thông qua bảng kế hoạch, bạn cũng sẽ dễ dàng xác định được đâu là khoản ưu tiên và đâu là khoản chi phí không cần thiết.
Vì sao gửi tiết kiệm online bị mất tiền?
Quản lý tiền bạc hiệu quả với quy tắc 50/30/20
Kinh nghiệm gửi tiết kiệm sinh lời nhiều nhất?
Mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người có được không?
- Điều chỉnh kế hoạch chi tiêu của bản thân theo một định hướng phù hợp nhất với nguồn thu nhập để thuận tiện cho việc chi trả các khoản chi phí cần thiết của cuộc sống.
- Đặc biệt, đối với những ai đang có nhu cầu tiết kiệm để đầu tư hoặc sử dụng cho các mục đích tài chính lâu dài khác. Thì những bảng kế hoạch này sẽ giúp cá nhân dễ dàng tiến đến các mục tiêu đó gần hơn.
5 bước lập kế hoạch chi tiêu cá nhân
Bước 1: Xác định thu nhập
Để tạo nên bảng kế hoạch chi tiêu chất lượng nhất thì điều đầu tiên bạn cần phải xác định được thu nhập của bản thân. Hãy liệt kê chi tiết các nguồn thu nhập cả bản thân bao gồm các khoản tiền lương chính thức và các khoản phụ đi kèm.
Bước 2: Xác định các khoản chi tiêu
Hãy thống kê trong một tháng bạn cần phải chi tiêu bao gồm những khoản tiền nào. Gồm có các khoản cố định như tiền thuê nhà, tiền điện thoại, tiền nước, tiền di chuyển, … Hoặc những khoản chi tiêu phát sinh như tiền ăn uống, giải trí, tiền mua sắm, …
Nếu chưa xác định được các khoản chi tiêu tương lai, bạn có thể rà soát lại bảng chi tiêu tháng trước để thuận tiện hơn trong việc dự đoán các khoản chi tiêu mới. Có thể sử dụng số chi tiêu, app quản lý chi tiêu hoặc các phương thức lưu trữ hóa đơn khác để dễ dàng nắm rõ được các hoạt động này. Mục đích của hoạt động này là nhằm thuận tiện hơn trong việc tính toán các chi tiêu hàng tháng và đánh giá mức chi tiêu này so với tháng trước đó hoặc so với nguồn thu thực tế.
Bước 3: Xác định khoản chi tiêu ưu tiên
Trong một tháng, không hẳn tất cả các khoản chi tiêu nào cũng đều thực sự cần thiết. Do đó, cá nhân cần phải xác định được đâu là khoản chi tiêu quan trọng và đâu là khoản chi tiêu cố định. Sau đó, mới phân chia nguồn thu nhập dành riêng cho các khoản chi theo từng mức độ ưu tiên.
Ví dụ, nguồn thu nhập của bạn là 7 triệu/tháng sẽ được phân chia cho các khoản chi tiêu như sau:
- Chi tiêu cần thiết
- Thuê nhà: 2 triệu đồng
- Tiền điện, nước: 500.000 đồng
- Tiền di chuyển, internet: 500.000 đồng
- Tiền ăn uống: 3 triệu đồng
- Khoản chi tiêu khác
- Mua sắm: 500.000 đồng
- Đi du lịch: 1 triệu đồng
- Mua sắm đồ dùng cá nhân: 500.000 đồng
Tổng cộng các khoản phí nêu trên đạt 8 triệu đồng – điều này cho thấy mức chi tiêu của bạn đang vượt hơn nguồn thu. Dựa theo bảng thống kê, bạn sẽ bắt đầu cắt giảm chi tiêu của bản thân sao cho hợp lý nhất hoặc tăng thu nhập bằng cách kiếm thêm công việc mới, …
Bước 4: Xây dựng kế hoạch chi tiêu
Để xây dựng kế hoạch chi tiêu hiệu quả, bạn có thể áp dụng ngay quy tắc 6 chiếc lọ/quy tắc 50/20/30. Ví dụ, bạn có thể áp dụng ngay quy tắc 50/20/30 để xây dựng nên kế hoạch chi tiêu với mức lương 7 triệu đồng như sau:
- 50% của 7 triệu là 3.5 triệu đồng: Được sử dụng cho các khoản chi phí cố định hàng tháng như nhà cửa, đi lại, internet, …
- 20% của 7 triệu là 1.4 triệu đồng: Tiết kiệm/đầu tư
- 30% của 7 triệu là 2.1 triệu đồng: Các khoản chi phí mua sắm, ăn uống, …
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kết hợp các công cụ như Excel, Notion, … để dễ dàng quản lý được ngân sách nhanh chóng nhất. Những ứng dụng này sẽ góp phần không nhỏ giúp bạn dễ dàng kiểm soát cũng như đánh giá được nguồn ngân sách chi tiêu của bản thân.
Bước 5: Theo dõi và điều chỉnh
Căn cứ trên bảng kế hoạch chi tiêu đã được thiết lập, cá nhân phải thường xuyên theo dõi các khoản chi tiêu hàng tháng. Khi theo dõi, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh bảng chi tiêu một cách nhanh chóng nhất cho từng thời điểm. Đừng quên tuân thủ bảng kế hoạch chi tiêu mà bạn đã đề ra và luôn cập nhật định kỳ để đảm bảo đạt kết quả tốt nhất mà bản thân đã đề ra.
Đặc biệt, nếu có bất kỳ các khoản phát sinh đột xuất, bạn nên cập nhật ngay vào bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân để thuận tiện hơn cho việc quản lý tài chính. Tốt nhất hãy cập nhật định kỳ để đảm bảo tất cả các khoản chi phí trong bảng thống kê được xác lập theo một con số chuẩn xác nhất.
Những lưu ý khi lập kế hoạch chi tiêu cá nhân
Tiết kiệm và đầu tư để tăng thu nhập
Cho dù bạn có áp dụng kế hoạch chi tiêu nào đi chăng nữa thì việc tiết kiệm và đầu tư vẫn luôn là cách để gia tăng thu nhập hiệu quả. Tiết kiệm sẽ giúp bạn hạn chế được những sự kiện thụ động liên quan đến vấn đề tài chính nếu xảy ra đột ngột.
Ngược lại, đầu tư góp phần không nhỏ giúp cho tiền bạc được tăng giá trị theo thời gian. Từ đó nhiều nguồn thu nhập thụ động sẽ được tạo nên giúp giảm thiểu các áp lực về tài chính trong tương lai. Đặc biệt, đối với những cá nhân có ý định tự do tài chính sớm thì đây là phương thức kiếm thêm thu nhập thụ động cực kỳ hiệu quả. Để đầu tư sinh lời, bạn có thể cân nhắc nhiều hình thức khác nhau như:
- Đầu tư vàng
- Cổ phiếu
- Quỹ đầu tư
- Forex – Tiền điện tử
- Bất động sản, …
Đề phòng rủi ro cho bản thân
Rủi ro của bản thân thường là những vấn đề hoàn toàn không thể lường trước được. Chẳng hạn như ốm đau, bệnh tật hoặc không có việc làm, …
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đề phòng các vấn đề này bằng cách chọn mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, quỹ dự phòng tài chính cá nhân, … Đặc biệt, đối với những cá nhân có công việc không ổn định hoặc đang làm những công việc tự do, … Thì việc chuẩn bị các quỹ dự phòng trong một khoản thời gian tối ưu nhất là điều rất cần thiết. Từ đó mới có thể dễ dàng giảm thiểu được các áp lực về tài chính.
Lời kết
Việc lập kế hoạch chi tiêu thực sự là một kỹ năng rất cần thiết trong việc quản lý lý tài chính cá nhân. Thông qua phương thức này, bạn có thể dễ dàng biết rõ được khả năng chi tiêu và tiết kiệm của bản thân như thế nào. Hy vọng những kiến thức nêu trên sẽ phần nào giúp bạn thiết lập nên bảng kế hoạch chi tiêu tối ưu nhất.
Tham khảo thêm