Quy tắc 50/30/20 được nhắc đến là một phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Tuy nhiên, liệu quy tắc này có mang lại hiệu quả thật sự hay không? Hãy cùng Topsanfx theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy tắc 50/30/20 nhé!
Contents
Quy tắc 50/20/30 là gì?
Quy tắc 50/30/20 là một phương pháp quản lý tài chính cá nhân được đưa ra bởi chuyên gia tài chính người Mỹ, Elizabeth Warren. Theo quy tắc này, bạn nên phân chia thu nhập của mình thành ba khoản chi tiêu khác nhau như sau:
- 50% thu nhập của bạn nên dành cho các chi phí cố định như chi tiêu hàng tháng như tiền thuê nhà, tiền điện, nước, tiền internet, tiền truyền hình, tiền trả nợ, tiền tiết kiệm, tiền hưu trí, và các khoản chi phí khác mà bạn phải trả mỗi tháng.
- 30% thu nhập của bạn nên dành cho các mục chi tiêu linh hoạt như ăn uống, mua sắm, giải trí, đi du lịch, và các khoản chi phí khác mà bạn có thể dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với tình hình tài chính của bạn.
- 20% thu nhập của bạn nên dành cho việc tiết kiệm và đầu tư cho tương lai, bao gồm tiền tiết kiệm dự phòng, đóng góp vào tài khoản hưu trí, đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các sản phẩm tài chính khác.
Nhu cầu thiết yếu – 50%
Nhu cầu thiết yếu sẽ là những khoản như tiền thuê nhà, ăn uống, nhu yếu phẩm, di chuyển, quần áo,…Đối với khoản tiền ở nhóm này thì sẽ khó để cắt giảm bởi những nhu cầu thiết yếu của mỗi người là tương tự nhau.
Điều bạn cần làm là lên kế hoạch chi tiêu sao cho không vượt quá 50% thu nhập. Nếu như mục này vượt quá nửa thu nhập của bạn thì bạn nên xem xét, cân nhắc cắt giảm sao cho phù hợp.
Sở thích – 30%
30% thu nhập bạn sẽ dùng để phục vụ cho việc giải trí như đi du lịch, mua sắm, vui chơi, đam mê riêng…
Đầu tư và tiết kiệm – 20%
20% thu nhập bạn có thể để dành cho quỹ tiết kiệm, quỹ hưu trí, quỹ khẩn cấp hoặc các khoản đầu tư khác như chứng khoán. Hãy cố gắng tiết kiệm ít nhất từ 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt để phòng trừ các trường hợp mất việc hoặc có biến cố bất ngờ xảy ra. Sau đó, bạn có thể tiết kiệm tiếp để mua nhà, mua xe,…
Cách áp dụng quy tắc 50/30/20
Bước 1: Tính tổng thu nhập
Trước hết bạn cần tính xem tổng thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu bao gồm cả thu nhập chính và các khoản thu nhập phụ. Sau cho chia vào 3 nhóm trên. Tùy theo thu nhập mà bạn có thể căn chỉnh bỏ vào đầu tư tiết kiệm sao cho phù hợp.
Bước 2: Liệt kê hết những thói quen chi tiêu
Bạn cần ghi ra hết những thói quen chi tiêu của bạn, mục đích của việc này là để xem xét những chi phí nào là thiết yếu, chi phí nào phục vụ cho sở thích, có khoản nào mà bạn đang tiêu xài phung phí hay không?
Bước 3: Tính toán số tiền dành cho mỗi khoản chi tiêu
Sau khi có được tổng thu nhập và thói quen chi tiêu thì bạn hãy chia thu nhập cho 3 khoản thiết yếu, sở thích và đầu tư tiết kiệm.
Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh
Theo dõi chi tiêu của bạn và điều chỉnh lại kế hoạch nếu cần thiết. Nếu bạn phát hiện ra rằng bạn đã chi tiêu quá nhiều cho các khoản chi tiêu linh hoạt, bạn có thể điều chỉnh lại kế hoạch của mình để giảm chi tiêu ở mục này và tăng chi tiêu cho tiết kiệm và đầu tư.
Lương 8 triệu áp dụng quy tắc 50/30/20 như thế nào?
Ví dụ các áp dụng quy tắc 50/30/20 với mức thu nhập 8 triệu
Quỹ tiền | Mục đích sử dụng | Số tiền quy định | Giải pháp |
Nhu cầu thiết yếu |
|
4.000.000 |
|
Sở thích, mong muốn |
|
2.400.000 | Chỉ chi tiêu cho sở thích cá nhân theo mức tiền đã định sẵn. Nếu không cần thiết có thể cắt giảm. |
Tiết kiệm, đầu tư |
|
1.600.000 | Với số vốn 1 triệu, bạn có thể đầu tư vào chứng khoán hoặc quỹ đầu tư uy tín để có nguồn thu nhập thụ động. |
Có nên sử dụng quy tắc 50/30/20 hay không?
Quy tắc này cũng chỉ là một hướng dẫn chung và nó có thể không phù hợp với tình hình tài chính tất cả mọi người. Chẳng hạn với những người có mức lương vừa đủ sống, phải lo cho con nhỏ thì việc trích ra 30% để tiết kiệm và đầu tư là điều không khả quan.
Do đó, bạn nên tùy chỉnh phương pháp quản lý tài chính của mình dựa trên thu nhập, chi phí và mục tiêu tài chính cá nhân của mình.
Kết luận
Bạn có thể áp dụng quy tắc 50/30/20 để chi tiêu hợp lý hơn và có khoản tiền tiết kiêm cho tương lai. Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Tư vấn tài chính cá nhân là gì? Kinh nghiệm chọn tư vấn viên
Bí quyết gia tăng tài khoản tiết kiệm