Trong bộ chỉ báo Ichimoku thì đám mây Kumo được coi là một thành phần “huyết mạch” với nhiều cách ứng dụng. Bài viết của topsanfx hôm nay sẽ chia sẻ thông tin về đám mây Kumo và những phương pháp ứng dụng nó vào giao dịch.
Contents
Đám mây Kumo là gì?
Chiến lược đám mây Kumo hay breakout Kumo là một chiến lược được xem là tối ưu nhất bởi chúng được sử dụng cho hầu hết các khung thời gian. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên ứng dụng chiến thuật đám mây Kumo trong những khung thời gian cao (càng cao càng hiệu quả). Chiến lược phá vỡ bằng đám mây Kumo là một phương pháp rất đơn giản và dễ thực hiện trong bộ hệ thống Ichimoku vì đơn giản nhà đầu tư chỉ cần nhìn đám mây và xác định vị trí của nó với giá thì có thể tìm được tín hiệu vào lệnh tốt.
Cụ thể, khi nhà đầu tư quan sát được xu hướng giá nằm trên hoặc nằm dưới đám mây Kumo. Tín hiệu Buy sẽ xuất hiện tại thời điểm giá đóng cử trên Kumo trên thời gian thực, ngược lại, tín hiệu Sell sẽ xuất hiện khi giá đóng cửa nằm phía dưới đám mây Kumo trong thời gian thực.
Vừa rồi là tổng quan về chiến lược đám mây Kumo, nhà đầu tư cần biết rõ hơn về cách vào lệnh, cách thoát lệnh, cắt đặt cắt lỗ, chốt lời và thông qua những ví dụ cụ thể để hiểu hơn về chiến thuật đám mây Kumo.
Dưới đây là hình minh họa để nhà giao dịch dễ dàng hình dung ra chiến lược này.
Giao dịch với chiến lược mây Kumo
Cách vào lệnh
Nhà đầu tư có thể quan sát trong ví dụ trên, cách vào lệnh với chiến lược phá vỡ cực kỳ đơn giản, tóm lược như sau, khi giá breakout và đóng cửa trên đám mây Kumo nhà đầu tư thực hiện vào vị thế Buy, ngược lại, khi giá đóng cửa dưới đám mây Kumo nhà đầu tư thực hiện vị thế Sell.
Lưu ý, nhà giao dịch cần lưu ý sẽ có trường hợp đám mây bị chặn lại, đặc biệt là những đám mây đi ngang, tạo tín hiệu phá vỡ giả, lệnh giao dịch của nhà đầu tư sẽ bị hit stoploss.
Vì thế, để không gặp phải tình huống này, nhà giao dịch cần phải kết hợp cùng một công cụ khác nhằm hỗ trợ giao dịch của mình. Công cụ mà nhà đầu tư có thể tham khảo là đường Chikou Span hay kết hợp thêm breakout kháng cự/ hỗ trợ gần với đám mây Kumo hiện tại, cũng có thể tìm kiếm lực đẩy của giá khi breakout khỏi vùng mây Kumo.
Điểm thoát lệnh
Trong chiến lược breakout Kumo, việc thoát lệnh khá đơn giản, nhà đầu tư chỉ cần chờ đợi, hay chạm stoploss cũng có thể chạm điểm chốt lời là được.
Cách đặt stoploss
Nhà đầu tư có thể đặt stoploss bên kia đám mây, cụ thể:
- Nếu giá phá vỡ xuống Kumo, đặt stoploss trên đám mây từ 10-20 pips.
- Nếu giá phá vỡ lên Kumo, đặt stoploss dưới đám mây từ 10-20 pips.
- Nếu giá chạm stoploss khả năng cao giá sẽ đảo chiều.
Cách đặt Take profit
Theo chiến lược breakout Kumo nhà đầu tư có thể ứng dụng sức mạnh của xu hướng để tối ưu lợi nhuận, vì vậy, nhà giao dịch không nên chốt lời tới khi có tín hiệu từ hành động giá (Price Action), hoặc mô hình giá cung cấp tín hiệu xu hướng chuẩn bị kết thúc và đảo chiều.
Để hiểu hơn về chiến thuật này, cùng chúng tối phân tích ví dụ dưới đây
Với cặp tiền tệ AUD/USD nhà giao dịch thấy giá giảm xuống và phá vỡ đám mây tại điểm A cung cấp tín hiệu Sell. Nhưng để phòng tránh những rủi ro như đây là tín hiệu breakout giả, nhà đầu tư nên xem xét liệu xu hướng giá có đang breakout tại kháng cự/ hỗ trợ hay không, nếu có đây là một dấu hiệu tích cực để khẳng định chắc chắn bạn nên tham gia giao dịch ngay.
- Nhà đầu tư cũng có thể vào lệnh Sell tại điểm B khi cây nến tiếp theo đóng cửa, đặt stoploss tại điểm C cách đám mây Kumo phía trên 20 pips.
- Để thoát lệnh nhà đầu tư cần lưu ý khi xu hướng kết thúc, giá sẽ phá vỡ đi lên đám mây Kumo, vì thế, nhà giao dịch cần chờ giá đảo chiều và đóng cửa phía trên Kumo. Điểm D là điểm thoát lệnh hợp lý với mục tiêu này.
- Tóm lại, đối với tình huống này nhà giao dịch cần chờ điểm A (phá vỡ đám mây), vào vị thế tại điểm B, đặt stoploss tại vị trí C và chốt lời tại điểm D.
Lời kết
Bài viết cung cấp những thông tin về Chiến thuật đám mây Kumo cũng như nhưng phương pháp giao dịch hiệu quả với chiến thuật này. Hy vọng chúng có ích với bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!
>>Xem thêm: https://topsanfx.com/diem-khac-biet-giua-breakout-that-va-breakout-gia/