Indicator xác định xu hướng là những chỉ báo kỹ thuật, thường được các nhà đầu tư dùng để xác định hướng biến động giá cả của các tài sản như: Forex, chứng khoán, crypto,…
Contents
Indicator xác định xu hướng là gì?
Indicator xác định xu hướng là những chỉ báo kỹ thuật, thường được các nhà đầu tư dùng để xác định hướng biến động giá cả của các tài sản như: Forex, chứng khoán, crypto,…
Mục đích chính của Indicator xác định xu hướng là xác định xu hướng đang diễn ra trong thị trường, tìm kiếm động lực xu hướng, từ đó dự báo khả năng đảo chiều của trend.
Indicator xác định xu hướng giúp trader:
- Xác nhận xu hướng đang diễn ra: thị trường đang trong trend tăng/ giảm hay đi ngang.
- Xác định động lực (tăng/ giảm) của xu hướng, phán đoán tiềm năng đảo chiều.
Divergence-Giao dịch phân kì là gì? Cách xác định
MA – Moving Average
MA là Indicator xác định xu hướng khá quen thuộc với nhiều trader, đặc biệt rất dễ ứng dụng và vô cùng hiểu quả.
Đường trung bình trượt MA có khả năng làm mượt đường di chuyển của giá, giá cả sẽ di chuyển uyển chuyển hơn, từ đây trader có thể dễ dàng xác định xu hướng thị trường.
Để xác định xu hướng thị trường bằng chỉ báo MA có hai cách:
- Kết hợp vị trí đường MA và đường giá: trong trường hợp giá liên tục nằm trên đường MA thì thị trường đang trong trend tăng, hoặc trong trường hợp giá liên tục nằm dưới đường MA thì thị trường đang trong trend giảm.
- Ứng dụng vị trí giữa các đường MA: đường MA chậm nằm dưới đường MA nhanh cung cấp tín hiệu về thị trường đang trong xu hướng tăng; MA chậm nằm trên đường MA nhanh cung cấp tín hiệu về thị trường đang trong xu hướng giảm.
Ngoài ra, MA còn được dùng như các ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự trong thị trường có trend. Ví như: trong trend tăng, chỉ báo MA có vai trò là ngưỡng hỗ trợ và MA đóng vai trò là ngưỡng kháng cự trong trend giảm.
Có 3 loại trung bình trượt MA: SMA (trung bình trượt đơn giản), WMA (trung bình trượt có trọng số) và EMA (trung bình trượt hàm mũ). 3 loại này đều được dùng để xác định trend, có chức năng như một MA thông thường. 20, 50, 100 và 200 là các chu kỳ sử dụng đường MA.
Bollinger Bands
Bollinger Bands là indicators xác định xu hướng phổ biến. Chức năng đặc biệt nhất của chỉ báo này là cung cấp các tín hiệu đảo chiều chính xác, tuy nhiên do có tính chất trung bình của Middle Band (dải giữa) nên dải này cũng được dùng để xác định xu hướng một cách hiệu quả.
Dải giữa Middle Band cũng là đường trung bình trượt chu kỳ 20 – SMA (20) của giá đóng cửa, vì thế Bollinger Bands được coi như một chỉ báo xác định xu hướng thị trường.
Vị trí giữa giá và Middle Band chính cung cấp tín hiệu giúp nhà giao dịch xác nhận được xu hướng thị trường.
- Trong trường hợp giá liên tục nằm trên dải Middle Band khẳng định thị trường đang trong xu hướng tăng
- Trong trường hợp giá liên tục nằm dưới dải Middle Band cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm
Parabolic SAR
Parabolic Sar là một chỉ báo quan trọng trong nền tảng giao dịch MT4. Đây là một indicator xác định xu hướng có chức năng xác định điểm vào lệnh, thoát lệnh giao dịch, vì thể Parabolic SAR được coi là một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh.
Parabolic SAR xác định xu hướng thị trường như sau:
- Nếu Parabolic SAR nằm phía trên đường giá khảng định thị trường đang trong trend giảm.
- Nếu Parabolic SAR nằm phía dưới đường giá cho thấy thị trường đang trong trend tăng.
Với những công dụng của chỉ báo Parobolic SAR nhà đầu tư có thể dùng nó để xây dựng chiến lược thuận xu hướng. Với chức năng xác định điểm vào lệnh và thoát lệnh giao dịch trader có thể dùng nó để thiết lập chiến lược giao dịch đảo chiều xu hướng.
Lưu ý, đối với chiến lược đảo chiều xu hướng nên được thực hiện dựa trên quy tắc 3 điểm, và kết hợp cũng những công cụ phân tích kỹ thuật khác để xác nhận tín hiệu đảo chiều xu hướng chính xác nhất.
MACD Histogram
MACD Histogram cũng là một trong những Indicator xác định xu hướng đặc biệt và hiệu quả.
Giá trị của MACD Histogram được tính toán dựa trên các đường trung bình di động ví thế chỉ báo này có thể xác nhận xu hướng tốt và không hề thua kém MA. Ngoài ra, việc dùng công thức trung bình trượt hàm mũ sẽ làm hạn chế độ trễ của chỉ báo tối đa, từ đó hỗ trợ nhà đầu tư phát hiện xu hướng kịp thời.
MACD Histogram có 3 thành phần chính, gồm đường MACD, phần Histogram, đường Signal (tín hiệu). Bên canh đó, 3 thành phần này cũng tạo ra rất nhiều tín hiệu giao dịch, đặc biệt còn có cả chức năng một chỉ báo động lượng.
MACD Histogram cung cấp các tín hiệu xác định xu hướng thị trường tích cực, gồm:
- Vị trí giữa đường MACD và đường Signal: trong trường hợp đường Signal nằm dưới đường MACD cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng, ngược lại, khi đường Signal nằm trên đường MACD co thấythị trường đang trong xu hướng giảm.
- Độ dốc của Histogram: nếu Histogram dốc xuống cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm, ngược lại nếu Histogram dốc lên cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng. Tín hiệu này sẽ hiệu quả, chắc chắn hơn nếu giao dịch dài hạn.
Trên đây là 4 indicator xác định xu hướng phổ biến nhất trong thị trường, bên cạnh đó nhà đầu tư có thể tham khảo thêm các chỉ báo khác như ADX (Average Directional Movement Index), Ichimoku (Ichimoku Kinko Hyo),…
Hy vọng bài viết này có ích với bạn. Chúc bạn ứng dụng các chỉ báo xác định xu hướng này thành công!