Lợi nhuận ngân hàng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để có thể đánh giá cũng như xếp hạng độ hiệu quả của một ngân hàng trong quá trình hoạt động. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các kiến thức về lợi nhuận ngân hàng cũng như bảng xếp hạng lợi nhuận ngân hàng trong quý 1/2022.
Contents
Định nghĩa lợi nhuận ngân hàng
Ngân hàng là một tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính, thu nhận tiền gửi và cung cấp các khoản vay vốn cho những cá nhân hay doanh nghiệp có nhu cầu. Một số ngân hàng còn là bên thứ 3 trung gian, làm cầu nối cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn với những khách hàng có nguồn tiền rảnh rỗi và muốn kiếm thêm lợi nhuận.
Hai nghiệp vụ chủ chốt mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng là:
- Nghiệp vụ thu nhận tiền gửi: Khách hàng sẽ mang tiền đến ngân hàng nhờ “giữ hộ” và ngân hàng sẽ trả cho họ một khoản tiền lời.
- Nghiệp vụ cho vay vốn: Ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng có nhu cầu một khoản tiền và thu lãi từ khoản tiền đó.
Thông thường, số tiền ngân hàng thu về khi cho vay sẽ nhiều hơn số tiền phải trả khi nhận tiền gửi. Số tiền chênh lệch giữa số tiền thu được và phải trả cho khách hàng trừ đi các chi phí nghiệp vụ khác và cộng thêm các khoản thu nhập khác từ các hoạt động kinh doanh khác chính là lợi nhuận ngân hàng.
Vậy, lợi nhuận ngân hàng chính là số tiền số chênh lệch giữa tiền lãi cho vay khách hàng trừ đi tiền lãi tiền gửi của khách hàng trừ đi chi phí của các nghiệp vụ ngân hàng khác cộng với lợi nhuận thu được từ các hoạt động đó.
Nguồn gốc của lợi nhuận ngân hàng
Chi phí thu được từ các dịch vụ dưới chính là nguồn gốc của lợi nhuận ngân hàng:
Trao đổi ngoại tệ
Đây là một trong những dịch vụ đầu tiên được các ngân hàng cung cấp khi loại hình tổ chức tài chính này xuất hiện trên thị trường. Trong hình thức này, các ngân hàng sẽ mua bán, kinh doanh một loại tiền hay ngoại tệ nào đó và đổi lấy một loại tiền khác và thu số tiền chênh lệch.
Ví dụ, các ngân hàng sẽ bán các đồng tiền như USD và lấy EUR hay Franc, Pesos… Đây là một dịch vụ khá quan trọng để cung cấp cho các vị khách du lịch. Hiện nay, hầu như ngân hàng nào, nhất là các ngân hàng lớn đều có cung cấp loại hình dịch vụ này.
Tiền gửi
Để có được các khoản tiền để cung cấp các khoản vay cho khách hàng, các ngân hàng sẽ huy động tiền từ các khoản tiền gửi. Ở loại hình này, khách hàng đơn giản chỉ cần gửi tiền của mình vào ngân hàng và nhận lãi theo kỳ hạn của mình.
Tài khoản giao dịch
Loại hình dịch vụ này đã được các ngân hàng cung cấp trong một thời gian dài. Trong đó, khách hàng sẽ đến ngân hàng và mở một tài khoản với mục đích giao dịch và gửi tiền vào đó. Khi cần sử dụng tiền trong tài khoản giao dịch để thanh toán, người dùng sẽ viết một tờ séc và đưa cho người cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ của họ. Loại hình dịch vụ này vẫn còn được cung cấp và sử dụng đến hiện tại.
Dịch vụ ủy thác
Dịch vụ này đã được các ngân hàng cung cấp với mục đích giúp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp quản lý tài chính của họ. Các ngân hàng sẽ quản lý các tài sản này và thu phí dịch vụ. Tùy vào giá trị tài sản hoặc quy mô tài sản của khách hàng mà ngân hàng sẽ có những mức phí khác nhau. Hiện tại, loại hình quản lý này cung cấp cho các khách hàng hàng thuộc diện cá nhân/hộ gia đình hoặc doanh nghiệp.
Cho vay vốn
Hoạt động là hoạt động mang về một con số lợi nhuận khá khủng cho các ngân hàng. Các sản phẩm cho vay của các ngân hàng ngày càng được phát triển và mở rộng như: vay tiêu dùng; vay kinh doanh; vay mua nhà, mua xe; vay để tài trợ các dự án hay xây dựng nhà,… Loại hình dịch vụ này chính là loại hình mang đến một khoản lợi nhuận khủng và chính là hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng.
Thông thường, các khách hàng sẽ yêu cầu ngân hàng tư vấn cho họ các gói vay tốt, và phù hợp nhất với nhu cầu cũng như khả năng của họ.
Quản lý tiền mặt
Đối với dịch vụ này, các ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động thu – chi cho các công ty. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ dùng khoản tiền thặng dư tiền mặt tạm thời để đầu tư vào các loại chứng khoán để thu về lợi nhuận cho khách hàng. Các hoạt động này thường chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn cho đến khi khách hàng của họ cần tiền mặt để thực hiện các hoạt động khác của họ.
Cho thuê tài chính
Dịch vụ này chính là các ngân hàng sẽ cho khách hàng của họ thuê tài sản. Dưới góc độ cấp vốn, cho thuê tài chính nằm trong hình thức cung cấp tín dụng trong trung và dài hạn dựa trên các hợp đồng cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê có thể là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển hay các động sản khác.
Các bên của hợp đồng cho thuê tài chính là: Bên cho thuê là các tổ chức tài chính như tổ chức tín dụng dụng phi ngân hàng và Khách hàng thuê là những khách hàng có nhu cầu thuê tài sản như doanh nghiệp hay các đối tác liên kết kinh doanh.
Lưu ý: Trong thời gian thuê và cho thuê, các bên không được đơn phương kết thúc hợp đồng.
Dịch vụ bảo hiểm
Dịch vụ cung cấp bảo hiểm của các ngân hàng đã không còn quá xa lạ với khách hàng của họ. Công dụng của bảo hiểm này chính là đảm bảo rằng cho dù khách hàng của họ có gặp những bất trắc nào như tử vong hay các rủi ro khác thì vẫn được hoàn trả. Các khách hàng của ngân hàng sẽ được bảo hiểm thông qua các liên doanh hay thỏa thuận với các đại lý kinh doanh độc quyền.
Các văn phòng đại lý của các công ty bảo hiểm có đăng ký hợp tác độc quyền sẽ có một góc nhỏ trong hành làng của các ngân hàng và trả cho họ một khoản tiền.
Bên cạnh đó, lợi nhuận ngân hàng có thể tăng lên thông qua các hoạt động khác như: Dịch vụ quỹ tương hỗ, trợ cấp; Tài trợ các hoạt động của chính phủ,…
Cách để tối ưu hóa lợi nhuận ngân hàng, các nhà quản lý cần:
- Mở rộng quy mô của các dịch vụ hay hoạt động tín dụng; tăng cường đầu tư cũng như đa dạng hóa các dịch vụ của mình để có thêm thu nhập.
- Giảm chi phí phải trả cho các hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Tính lợi nhuận ngân hàng
Công thức tính lợi nhuận ngân hàng:
Lợi nhuận ngân hàng trước thuế:
Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
Lợi nhuận ngân hàng sau thuế:
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như:
ROA – Return on Asset
Đây là chỉ tiêu dùng để so sánh lợi nhuận thuần với Tổng Tài sản Có trung bình của ngân hàng.
Ý nghĩa của ROA: Chỉ tiêu này đo lường số lợi nhuận kiếm được từ một đồng tài sản. Thông qua chỉ số này, các nhà đầu tư có thể thấy được hiệu quả quản lý tài sản của ngân hàng. Khả năng sinh lời từ tài sản càng lớn thì chỉ số ROA càng lớn. Công thức tính ROA:
H (ROA) = Lợi nhuận thuần / Tài sản Có bình quân
Xem thêm: ROA là gì?
ROE – Return on Equity
Đây là chỉ tiêu dùng để so sánh lợi nhuận ròng so với Vốn chủ sở hữu bình quân của ngân hàng.
Ý nghĩa của ROE: Chỉ tiêu này đo lường số lợi nhuận kiếm được từ một đồng vốn chủ sở hữu. Thông thường, các hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng hiệu quả, ngân hàng có thể kiếm lời trên một đồng vốn chủ sở hữu càng cao thì ROE càng cao. Công thức tính ROE:
H (ROE) = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu bình quân
Xem thêm: ROE là gì?
Tỷ suất doanh lợi
Đây là chỉ tiêu dùng để so sánh lợi nhuận ròng so với Tài sản Có sinh lời.
Ý nghĩa của Tỷ suất sinh lời: Chỉ tiêu này đo lường hiệu suất sinh lời của các Tài sản Có sinh lời. Khi tỷ suất này càng gần với ROA thì ngân hàng sử dụng tài sản càng có hiệu quả. Công thức tính Tỷ suất doanh lợi:
P’ = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản Có sinh lời
Tài sản sinh lời sẽ bao gồm:
- Các khoản cho vay
- Đầu tư chứng khoán
- Tài sản Có sinh lời khác
Top 10 ngân hàng về lợi nhuận ngân hàng
Trong 3 tháng đầu năm của năm 2022, VPbank đã vươn lên trở thành ngân hàng đứng đầu trong top 10 ngân hàng đạt lợi nhuận ngân hàng cao nhất. Theo đó, ngân hàng này đã kiếm được 11.146 tỷ đồng lợi nhuận với tỷ lệ tăng trưởng về lợi nhuận ngân hàng là 178%. Xếp ở vị trí thứ hai chính là Vietcombank, mang về con số lợi nhuận là 9.950 tỷ với 15% tăng trưởng.
Top 3 của danh sách này vẫn là Techcombank. Ngân hàng này đã mang về con số lợi nhuận là 6.725 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm trước. MB tăng hai bậc so với bảng xếp hạng trước và đứng ở vị trí thứ 4, đạt 5.910 tỷ lợi nhuận. Vietinbank nằm ở vị trí thứ 5, 5.822 tỷ lợi nhuận, giảm đi 28% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý 1 năm 2022, lợi nhuận ngân hàng BIDV là 4.514 tỷ đồng, tăng 33% và được xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng. ACB vẫn nằm ở vị trí thứ 7, lợi nhuận ngân hàng này đạt 4.114 tỷ. Theo sau là SHB với lợi nhuận trước thuế là hơn 3.227 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng HDBank được họ công bố là hơn 2.528 tỷ, tăng hơn 20% và về đích ở vị trí thứ 9. Chốt bảng là VIB khi họ kiếm được 2.276 tỷ đồng và mức tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng này là 26%.
Top 10 ngân hàng có lợi nhuận tăng trưởng cao nhất
3 ngân hàng thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất, hơn 100% lần lượt là Eximbank – 278%; VPBank – 178%; VietABank – 171%.
Xếp thứ 4 là SHB, tăng 94%. Theo sau là SeABank với 87% tăng trưởng.
Năm thứ hạng còn lại thuộc về các ngân hàng: MB – 76%; Saigonbank – 68%; LienVietPostBank – 61%; Sacombank – 59%; PGBank – 54%. Các ngân hàng này đều có mức tăng trưởng hơn 50%.
Danh sách xếp hạng ngân hàng theo tiêu chí khác
Theo tài sản
Sau khi kết thúc hoạt động kinh doanh của 3 tháng đầu năm, 10 ngân hàng đứng đầu về tổng giá trị tài sản vẫn là những cái tên quen thuộc. Trong đó:
3 vị trí đầu tiên thuộc về 3 trong Big4 ngân hàng hàng, lần lượt là BIDV – 1,847 nghìn tỷ, VietinBank – 1,663 nghìn tỷ, Vietcombank – 1,462 nghìn tỷ. Vị trí thứ 4 và thứ 5 thuộc về MB – 649 nghìn tỷ và Techcombank – 615,2 nghìn tỷ.
4 trên 5 ngân hàng còn lại trong top 10 đều có tổng giá trị tài sản lớn hơn 500 nghìn tỷ. Cụ thể: VPBank – 563 nghìn tỷ, Sacombank – 552,5 nghìn tỷ, ACB – 528,6 nghìn tỷ, SHB – 515,5 nghìn tỷ. Chỉ riêng HDBank được ghi nhận có 381 nghìn tỷ tài sản.
Theo số lượng tăng trưởng tài sản
Top 10 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản cao nhất đều cao hơn 3%. Trong đó, ngân hàng SeABank tăng trưởng tài sản lớn nhất với hơn 9,2%. Theo sau đó là VietinBank với 8,6%. Vị trí thứ 3 thuộc về Techcombank với tăng trưởng 8,2%. VIB xếp thứ 4, MB xếp vị trí thứ 5, cả hai lần lượt có tăng trưởng tổng tài sản là 7,9% và 6,9%.
Ở nửa sau của top 10, ABBank đứng đầu với tăng trưởng tổng tài sản là 6,3%. Kế đến là NamABank với 6,2%. Sacombank ở vị trí thứ 8 tài sản tăng 6%. Nối gót là BIDV, tăng trưởng gần 5%. Chốt top 10 ngân hàng tăng trưởng tài sản cao nhất là Eximbank với mức tăng 3,9%.
Lời kết
Trên đây là các thông tin về lợi nhuận ngân hàng, công thức tính lợi nhuận ngân hàng cùng với bảng xếp hạng các ngân hàng có lợi nhuận cao nhất. Rất mong bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho bạn, Chúc bạn thành công!