Chỉ số ROA – Return on Assets là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, chỉ số thể hiện mối tương quan giữa khả năng sinh lời của một doanh nghiệp so với tài sản của chính doanh nghiệp đó.
Contents
Chỉ số ROA là gì?
Như đã định nghĩa ở trên chỉ số ROA – Return on Assets là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, chỉ số thể hiện mối tương quan giữa khả năng sinh lời của một doanh nghiệp so với tài sản của chính doanh nghiệp đó. ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản và sinh lời như thế nào.
Công tính tính chỉ số ROA
Để tính chỉ số ROA, nhà đầu tư có thể ứng dụng theo công thức
ROA = Lợi nhuận sau khi trừ thuế (Earnings) / Tài sản (Assets) * 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
- Tài sản: là tổng tài sản kinh doanh của công ty. Để tính Tổng tài sản nhà đầu tư lấy Vốn chủ sở hữu cộng cho Nợ
- ROA đơn vị tính là %.
Quan sát báo cáo tài chính phía trên nhà đầu tư cơ thể thấy 2 mục, Lợi nhuận sau thuế nằm ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, và Tổng tài sản nằm ở bảng cân đối kế toán.
- Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ = 10
- Lợi nhuận đạt được + Doanh thu – Tất cả chi phí = 4
Được kết quả như sau:
ROA = Lợi nhuận / Tài sản = 4/10 * 100% = 40%.
Ý nghĩa chỉ số ROA trong phân tích tài chính
Chỉ số ROA cho thấy mức độ hiệu quả khi dùng tài sản của công ty. Nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan về công ty, biết họ có thể kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên một đơn vị tài sản.
Chỉ số ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản càng hiệu quả. Giống như chỉ số ROE các chứng khoán có ROA cao sẽ là những loại chứng khoán thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Đặc biệt, các loại chứng khoán có chỉ số ROA cao sẽ có giá trị lớn.
Chỉ số ROA tốt
Thông thường chỉ số ROA không phổ biến bằng chỉ số ROE, tuy nhiên ROA vẫn là một chỉ số khá quan trọng.
Mối tương quan giữa ROA và ROE thông qua hệ số nợ, nợ càng ít càng hiệu quả, tốt nhất nếu Nợ trên Vốn sở hữu nhỏ hơn 1.
Theo quy ước quốc tế: ROE > 15% và ROA > 7.5% được xem là một danh nghiệp có đủ khả năng trong tài chính.
Nhưng nhà đầu tư cần xem xét dữ liệu của doanh nghiệp trong nhiều năm (ít nhất là 3 năm). Nếu công ty duy trì trong mức ROA >= 10% kéo dài trong 3 năm, thì đây là một công ty đang kinh doanh tốt.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên quan tâm thêm về xu hướng của ROA, xu hướng ROA tăng cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả cao, và được đánh giá tích cực.
ROA > 7.5% + ROA ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.
Lưu ý, những dẫn chứng này sẽ không đúng với những lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm,…
Ví dụ chỉ số ROA duy trì lớn hơn 2% là quá hiệu quả đối với ngân hàng, bởi đòn bẩy của ngân hàng cao.
Mối tương quan giữa chỉ số ROA và ROE
Dưới đây là ví dụ về hai công ty AB và CD
Công ty AB | Công ty CD | |
Vốn chủ sở hữu (VCSH) | 100 tỷ | 200 tỷ |
Lợi nhuận sau thuế (LNST) | 20 tỷ | 40 tỷ |
Nợ | 0 | 80 tỷ |
- ROA của cả hai công ty AB và CD bằng 20% nghĩa là LNST / VCSH của hai công ty ngang nhau và có hiệu quả sử dụng vốn tốt.
- Công ty AB không vay nợ, còn công ty CD vay nợ 80 tr Tỷ lệ Nợ / VCSH = 80tỷ / 200tỷ = 40%.
- Công ty AB sử dụng vốn hiệu quả hơn công ty CD, vì sớm hay muộn thì CD phải dùng lợi nhuận để thanh toán nợ.
- Tài sản = Vốn chủ sở hữu (VCSH) + Nợ
Ta có:
ROA (Công ty AB) = 20 / 100 =20%
ROA (Công ty CD) = 40 / (200 +80) = 14.3%
Vì lẽ đó, công ty AB sử dụng vốn hiệu quả sử dụng vốn tốn hơn công ty CD
Xét về điều kiện tài chính, và cách vận hành kinh doanh khác nhau thì công ty AB đang làm tốt hơn và được đánh giá cao hơn.
Trong một trường hợp khác, nếu:
Công ty XX có ROE (XX) = 20%, ROA (XX) = 15%
Công ty YY có ROE (YY) = 30%, ROA (YY) = 5%
Thì Công ty XX sẽ được đánh giá cao hơn Công ty YY.
Công thức:
Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu = ROE/ROA
Chỉ số ROA và ROE khi kết hợp với nhau sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực, vì thế không nên tách rời hai chỉ số này.
Ví dụ về chỉ số ROA
Chỉ số ROA của Vinamilk (VNM)
Nhà đầu tư có thể thấy ROA của Vinamlik (VNM) luôn duy trì ở mức >25%, từ năm 2013 đến 2016 lần lượt là 28.56%, 23.55%, 28.29%, 31.83%.
Có nghĩa là VNM sử dụng tài sản của những cổ đông vô cùng hiệu quả.
VNM là một trong số cổ phiếu luôn giữ “phong độ” trong nhiều năm và được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Bên cạnh đó chỉ số ROA của những cổ phiếu như DSN, TCT, TTT, WCS, SKG, HPG, FPT… rất tốt. Nhưng những cổ phiếu tốt thường có giá trị cao.
Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!