Biên lợi nhuận là một chỉ số vô cùng quan trọng của một doanh nghiệp và thường được các nhà đầu tư cũng như chủ nợ của công ty quan tâm. Có đến 4 loại biên lợi nhuận khác nhau với cách tính khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về biên lợi nhuận và những thông tin quan trọng khác nhé!
Contents
Biên lợi nhuận là gì?
Biên lợi nhuận – Profit Margin hay còn có tên gọi khác là tỷ suất lợi nhuận hay lợi nhuận ròng. Đây là một chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời thông dụng trong hoạt động kinh doanh. Biên lợi nhuận được biểu hiện dưới dạng phần trăm, cho biết tỷ lệ lợi nhuận đạt được trên doanh thu thu về.
Khi nghiên cứu và đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các chuyên gia sẽ sử dụng chỉ số Lợi nhuận biên gộp (Gross Margin Profit) và Lợi nhuận biên ròng (Net Margin Profit). Từ đó có thể thấy được mức độ quan trọng của biên lợi nhuận đối với doanh nghiệp hay công ty.
Chỉ số biên lợi nhuận biểu thị khả năng sinh lời của sản phẩm. Biên lợi nhuận càng cao đồng nghĩa với việc sản phẩm đó mang lại mức lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Ngược lại, nếu biên lợi nhuận thấp, nghĩa là mức độ rủi ro của sản phẩm này ở mức cao và khả năng sinh lời của nó thấp.
Các doanh nghiệp và nhà sản xuất chính nắm rất rõ doanh thu của một sản phẩm khi bán ra, chi phí để tạo ra và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, họ có thể tính toán được các chỉ số lợi nhuận và sử dụng để so sánh trong nội bộ như: Dự án kinh doanh, lập danh sách các sản phẩm có tỷ suất sinh lời tốt.
- Các thông tin quan trọng cần biết về báo cáo tài chính
- Nhận biết báo cáo tài chính bị xào nấu
- Vì sao cần phải đọc bản cáo bạch
Các đặc điểm của biên lợi nhuận
Như đã đề cập, biên lợi nhuận thể hiện tỷ suất sinh lời của một sản phẩm. Do đó, thông qua biên lợi nhuận, các nhà đầu tư hoặc lãnh đạo của công ty có thể đánh giá về các hoạt động của công ty như: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả không, có thu được lợi nhuận không, mức lợi nhuận có đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và ban quản lý hay không,…
Ngoài ra, chỉ số Profit margin cũng được sử dụng để so sánh các doanh nghiệp có cùng ngành nghề hoạt động với nhau. Nhờ vào đó, các doanh nghiệp có thể định vị được vị trí của họ trên thị trường và khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
Để thay đổi hoặc tối ưu biên lợi nhuận, công ty có thể cân nhắc các biện pháp để tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc nâng giá sản phẩm bán ra.
Khi doanh nghiệp cần vay vốn ngân hàng hoặc gọi vốn từ các nhà đầu tư thì ngân hàng hoặc các nhà đầu tư cũng sẽ căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận để đánh giá khả năng quản lý, sức khỏe tài chính cũng như tiềm năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Thông thường, các ngành nghề khác nhau sẽ có tỷ suất lợi nhuận lý tưởng khác nhau.
Các loại biên lợi nhuận và cách tính
Biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp hay lợi nhuận biên gộp có tên tiếng Anh là Gross Profit Margin. Đây chính là tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán hoặc chi phí kinh doanh.
Biên lợi nhuận cho nhà đầu tư và ban quản lý biết được số lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp thu được trên 100 đồng doanh thu thuần. Biên lợi nhuận gộp càng cao thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Tuy nhiên, chỉ số này không thể hiện được toàn bộ việc quản lý chi phí của doanh nghiệp.
Công thức tính biên lợi nhuận gộp:
Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần x 100%
Trong đó:
- Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và dịch vụ – các khoản giảm trừ
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn sản phẩm bán ra
Ví dụ: Công ty A có tổng doanh thu là 229 345 tỷ đồng và giá vốn hàng bán là 225 tỷ, thì Gross Profit Margin của A được tính theo công thức:
(345 – 225) x 100/345 = 35%.
Vậy, với mỗi ngàn đồng mà công ty A có trong doanh thu, A đã tạo ra 35 đồng lợi nhuận gộp trước khi thanh toán các chi phí kinh doanh khác.
Biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là con số mang tính cụ thể hơn vì dựa vào đây chúng ta xác định được khả năng sinh lãi hay lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp và được tính bằng công thức:
Net Profit Margin = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
Ví dụ: Công ty B có thu nhập ròng là 62 tỷ và tổng doanh thu là 285 tỷ cùng kỳ. Vậy lợi nhuận biên ròng bằng
(62 x 100)/285 = 22%
Lợi nhuận biên ròng của B là 22%.Tức là công ty có được 0.22 đồng lợi nhuận trong doanh thu.
Các doanh nghiệp đều mong muốn lợi nhuận biên cao hơn, vì điều đó đồng nghĩa với việc bán hàng của công ty thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Biên lợi nhuận ròng càng cao thì tỷ lệ sinh lời càng cao, rủi ro càng thấp.
Ngược lại, chỉ số này càng thấp thì rủi ro càng cao. Lúc này, doanh nghiệp cần phải cân nhắc, xem xét lại các chi phí nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất, vận chuyển, phân phối,… và đưa ra giải pháp tối ưu biên này để giảm thiểu rủi ro.
Biên lợi nhuận trước thuế
Biên lợi nhuận trước thuế, Earnings Before Tax – EBT, là tổng lợi nhuận thu được từ những hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận tài chính và các lợi nhuận phát sinh khác. Công thức tính lợi nhuận biên trước thuế:
EBT = Tổng doanh thu – ( Tổng chi phí cố định + Tổng chi phí phát sinh )
Nói một cách đơn giản, lợi nhuận trước thuế chính là lợi nhuận của doanh nghiệp mà chưa trừ các phần thuế phải nộp và những khoản lãi doanh nghiệp cần phải trả.
Dựa vào số liệu này mà các nhà đầu tư có thể so sánh và đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý. Vì qua tỷ suất này, khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể được nhà đầu tư nhìn nhận, đánh giá dễ dàng hơn.
Biên lợi nhuận hoạt động
Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin) được tính theo công thức:
Operating Profit Margin = Lợi nhuận trước thuế (EBT) / Doanh thu bán hàng
Các doanh nghiệp sẽ dựa vào việc so sánh doanh thu bán hàng với tổng các thu nhập trước thuế + lãi vay hiện có, để có thể tính toán ra được mức độ thành công của việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ý nghĩa của chỉ số biên lợi nhuận
Khác với lợi nhuận trung bình và lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận cung cấp cho nhà đầu tư và ban quản lý số tiền được tạo ra khi kết thúc quá trình sản xuất thêm một sản phẩm. Do đó, lợi nhuận biên ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất. Khi doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào cơ cấu chi phí và quy mô của nền kinh tế tại thời điểm đó.
Biên lợi nhuận chủ yếu chỉ được áp dụng để so sánh nội bộ của công ty vì rất khó để sử dụng chỉ số này làm thước đo cho hai công ty hoặc hai thực thể khác nhau. Quy trình hoạt động và tài chính của mỗi công ty hay doanh nghiệp là khác nhau, do đó, việc so sánh biên lợi nhuận giữa các công ty không mang lại nhiều ý nghĩa.
Biên lợi nhuận là một chỉ số về chiến lược định giá của công ty và mức độ kiểm soát chi phí của nó. Sự khác biệt trong chiến lược cạnh tranh và kết hợp sản phẩm khiến biên lợi nhuận khác nhau giữa các công ty khác nhau.
Biên lợi nhuận bao nhiêu là tốt?
Trên thực tế, mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có khoảng biên lợi nhuận khác nhau nên để tìm ra con số chung cho các ngành là không thể.
Với các công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, các công ty niêm yết đại diện cho bình quân nền kinh tế nói chung với tỷ suất lợi nhuận ở mức 11-12%/năm. Lợi nhuận cao sẽ thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ, điều này lại làm lợi nhuận giảm xuống. Do đó, mức lợi nhuận bình quân hợp lý nhất của các công ty trong lĩnh vực này là 12%/năm. Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận biên cao hơn mức này thì có thể đánh giá là tốt.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về biên lợi nhuận cũng như cách tính của các loại biên lợi nhuận khác nhau. Mỗi ngành nghề, doanh nghiệp đều sẽ có chỉ số biên lợi nhuận khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của ngành nghề và công ty. Rất mong bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư. Chúc các nhà đầu tư thành công!