Call margin là gì? Call margin là thuật ngữ để chỉ những tín hiệu khẩn cấp từ công ty chứng khoán gửi đến nhà đầu tư đã mượn nợ với mục đích mua chứng khoán. Để hiểu rõ và chi tiết hơn cùng Topsanfx tìm hiểu ngay dưới bài viết sau đây.
Contents
Call margin là gì?
Call margin là gì? Call margin là cụm từ để chỉ những thông báo từ công ty chứng khoán gửi đến nhà đầu tư đã mượn nợ với mục đích mua chứng khoán, vào thời điểm chứng khoán đó bị giảm dưới ngưỡng an toàn so với tài sản nhà đầu tư đã đặt cọc để đảm bảo. Call margin được thực hiện với mục đích cảnh báo nhà đầu tư cần nạp thêm tiền hoạt bán các chứng khoán này để tỉ lệ vay ký quỹ nằm trong vùng an toàn.
Xem thêm: Margin Trading là gì? Stop out là gì?
Margin là gì?
Margin trong thị trường chứng khoán là tiền đặt cọc hay đòn bẩy tài chính, cũng có thể hiểu là tỉ lệ cho vay của một công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu tư với mục đích mua chứng khoán.
Tỉ lệ cho vay thay đổi vào mỗi thời điểm và tùy vào yêu cầu của mỗi công ty chứng khoán, dựa vào giá trị tiền hay giá trị chứng khoán mà bạn muốn đầu tư.
Cách tính Call margin
Tỷ lệ Call margin ở mỗi công ty sẽ có sự khác nhau. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tính và xác định khi nào xảy ra việc Call margin.
Ta có: X là giá trị cổ phiếu hiện tại, Y là số tiền vay và Z là tỷ lệ Call margin của công ty. Khi thị trường suy giảm, X giảm kéo theo tỷ lệ ký quỹ giảm. Thương số giữa X và Y sẽ là Z. Trường hợp X/Y< Z, chúng ta sẽ có hướng giải quyết sau:
Trường hợp 1: Nộp bổ sung tiền
- (X+ số tiền nộp thêm)/ (Y+số tiền nộp thêm) > Z
Trường hợp 2: Bán cổ phiếu
- (X + lượng cổ phiếu*giá)/Y >Z
Ví dụ minh họa
Để hiểu rõ hơn hãy theo dõi 3 ví dụ sau.
Ví dụ 1: Một nhà đầu tư A có tài sản giá trị là 200 triệu (bao gồm cổ phiếu và tiền), công ty chứng khoán B cho phép nhà đầu tư A mua 300 triệu, có nghĩa là tỉ lệ đòn bẩy đang là 1:1.5. Trong trường hợp công ty chứng khoán B cho nhà đầu tư A mua 400 triệu thì tỉ lệ đòn bẩy lúc bấy giờ là 1:2, hoặc có thể cao hơn nữa.
Để kiểm soát tỉ lệ rủi ro đối với khoản vay của nhà đầu tư A thì công ty chứng khoán B sẽ thay đổi các điều khoản cho vay để phù hợp với từng thời điểm. Nếu thị trường hoạt động tốt thì công ty chứng khoán sẽ cho vay nhiều hơn, nếu thị trường biến động mạnh sẽ cho vay thấp hơn. Thông tin doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ vay, ví dụ cổ phiếu của doanh nghiệp C có nhiều thông tin xấu, bất thường thiếu minh bạch thì tỉ lệ vay cũng phải điều chỉnh. Tỉ lệ vay 1:2 là tích cực nhất đối với nhà đầu tư.
Ví dụ 2: Cổ phiếu D tăng mạnh mẽ sau khi nhà đầu tư A mua, trong trường hợp nhà đầu tư A có 200 triệu, được công ty chứng khoán B hỗ trợ đòn bẩy lên đến 1:2 để mua lượng cổ phiếu D có giá trị 400 triệu. Sau khi mua giá trị cổ phiếu này tăng lên 10%, thì nhà đầu tư có lãi 40 triệu tăng gấp 2 lần. Tổng giá trị tài sản ròng lúc này là 440 triệu.
Ví dụ 3: Cổ phiếu D giảm sau khi nhà đầu tư A mua, trong trường hợp nhà đầu tư A có 200 triệu, được công ty chứng khoán B hỗ trợ đòn bẩy lên đến 1:2 để mua lượng cổ phiếu D có giá trị 400 triệu. Sau khi mua giá trị cổ phiếu này giảm xuống 10%, thì nhà đầu tư chịu lỗ 40 triệu tăng gấp 2 lần. Tổng giá trị tài sản ròng lúc này là 360 triệu.
Từ ví dụ 2 và 3 nhà đầu tư có thể thấy margin là một con dao hai lưỡi nó có thể giúp bạn khuếch đại lợi nhuận đồng thời khiến bạn phải chịu nhiều rủi ro. Vì vậy, cần tính toán kỹ lưỡng tỉ lệ lợi nhuận và rủi ro trước khi lựa chọn mức margin.
Call margin xuất hiện khi nào?
Call margin là gì? Call margin xuất hiện khi tỷ lệ giá trị có thực/ tổng giá trị chứng khoán < tỷ lệ call margin mà công ty chứng khoán cung cấp.
Ví dụ: Công ty chứng khoán B cho phép tỷ lệ margin là 30%, nhà đầu tư A có tổng tài sản là 100 triệu, được công ty chứng khoán B cho vay tỷ lệ đòn bẩy là 1:2 để mua khối lượng cổ phiếu D có giá trị 200 triệu.
- Nhưng khi mua xong, giá trị cổ phiếu D bắt đầu giảm 27% thì đồng nghĩa giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư A sẽ là 146 triệu. Tiền đầu tư còn lại là:
146 triệu – 100 triệu = 46 triệu, tỷ lệ margin 46 triệu/ 146 triệu = 31.5% chưa vượt mức 30% theo yêu cầu của công ty chứng khoán, call margin chưa xuất hiện.
- Trong trường hợp, giá trị cổ phiếu D bắt đầu giảm 30% thì giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư A sẽ là 140 triệu. Tiền đầu tư còn lại là:
140 triệu – 100 triệu = 40 triệu, tỷ lệ margin 40 triệu/ 140 triệu = 28.6% vượt mức 30% theo yêu cầu của công ty chứng khoán, call margin xuất hiện.
Nếu nhà đầu tư không muốn Công ty chứng khoán cổ phiếu của mình thì có thể gồng lỗ bằng cách nạp thêm tiền để có được tỷ lệ margin theo yêu cầu.
Cách hạn chế Call margin xuất hiện
Các trader luôn luôn cố gắng phòng tránh sự xuất hiện của Call margin. Vì vậy, chúng tôi tổng hợp một số phương pháp sau đây hi vọng sẽ giúp ích cho bạn.
- Không nên chọn đòn bẩy quá cao
Nếu như mức đòn bẩy cao thì equity và margin level sẽ giảm vô cùng nhanh. Và nếu cứ tiếp tục như vậy thì margin call nhất định sẽ xảy ra. Thông thường, mức đòn bẩy hợp lý nhất là nên giao động trong khoảng 1:50 đến 1:100
- Hạn chế giao dịch với khối lượng lớn
Khi bắt đầu một giao dịch, nhà đầu tư cần xác định rõ mức thua lỗ có thể chiếm bao nhiêu phần trăm vốn hiện có của mình. Nếu bạn đặt lệnh với mức volume quá lớn hoặc mở nhiều lệnh nhỏ khi đang lỗ, thì mức used margin sẽ tăng lên liên tục còn mức equity sẽ giảm đi nhanh chóng. Điều này sẽ xảy ra call margin.
Bài viết chia sẻ “Call margin là gì? Ví dụ dễ hiểu”, hy vọng những thông tin này có ích với bạn. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp có câu “Đừng bao giờ để mất tiền” nghĩa là khuyên bạn làm sao đừng để tài khoản bị call margin. Chúc bạn đầu tư chứng khoán thành công.