CapEx là gì? CapEx là một chỉ số tài chính quan trọng có thể thể hiện tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp. Bất kỳ nhà đầu tư nào có ý định đầu tư vào một công ty cũng nên quan tâm đến nó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn độc về “CapEx là gì?”, các công dụng và công thức tính CapEx.
Contents
Tổng quan về CapEx là gì?
CapEx là gì?
CapEx là gì? CapEx là từ viết tắt của cụm từ Capital Expenditure, tạm dịch là Chi phí Tài sản cố định hay Chi phí vốn. CapEx là một thuật ngữ được sử dụng một cách rộng rãi khi nói về một khoản chi phí đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ sử dụng CapEx để mua thêm, nâng cấp hay bảo trì các cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Trong các khoản đầu tư hay dự án mới, CapEx sẽ góp mặt với vai trò là một khoản chi phí hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng các hoạt động. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia còn xem khoản chi phí tài chính này như một khoản để có thể thúc đẩy sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
Cụ thể: Một công ty, doanh nghiệp cần mua máy in, máy fax với mục đích phục vụ công việc. Vậy, các khoản phí mà doanh nghiệp này dùng để mua mới và duy trì hoạt động cho các loại máy trên chính là Capital Expenditure hay CapEx.
Nói một cách dễ hiểu, CapEx là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng khi tiến hành mua hay bảo trì các tài sản, cơ sở vật chất của họ. Trong bản Báo cáo dòng tiền của Báo cáo Tài chính, CapEx sẽ được ghi nhận vào mục “Đầu tư vào nhà máy, tài sản và thiết bị”.
CapEx có thể được tạo ra từ dòng tiền doanh nghiệp thu vào thông qua các hoạt động như: Phát hành Cổ phiếu, Trái phiếu, Vay vốn ngân hàng,…
Xem thêm: Chỉ số EPS là gì?
Xem thêm: Chỉ số ROE là gì?
Vai trò của CapEx là gì?
Trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, CapEx được ví như một quản gia, nó chịu trách nhiệm đo lường số vốn của doanh nghiệp dùng để chi trả cho các tài sản cố định hoặc mua mới tài sản.
Chỉ số Capital Expenditure được biểu thị trong dòng tiền đầu tư lưu chuyển tiền tệ của một doanh nghiệp. Tùy vào đặc thù lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó mà họ có những khoản chi tiêu vốn khác nhau. Thông qua các đặc điểm đó, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể đánh giá được chỉ số CapEx của doanh nghiệp.
Điểm nổi bật của CapEx là gì?
Trong lĩnh vực kế toán, CapEx chính là chi phí để chi tiêu cho các loại tài sản mới mua và các khoản đầu tư có thời gian sử dụng dự kiến dài hơn 1 năm. Bên cạnh đó, CapEx cũng là một khoản chi phí dùng để bảo trì và nâng cấp tài sản của công ty.
Với các tài sản có tuổi thọ dưới một năm, doanh nghiệp phải chi trả và thống kê trên báo cáo thu nhập theo hướng dẫn của IRS (Internal Revenue Service – Sở thuế vụ).
Các khoản chi phí Capital Expenditure cần phải được vốn hóa. Nghĩa là doanh nghiệp phải phân bổ khoản phí này theo thời gian sử dụng dự kiến của một tài sản. Nếu chi phí này dùng để duy trì, nâng cấp tài sản, chúng phải được khấu trừ hoàn toàn trong năm phát sinh.
Doanh nghiệp có thể xác định CapEx theo nhiều phương thức khác nhau và ghi nhận chúng ở các mục: chi phí đầu tư, chi phí mua sắm bất động sản, máy móc, thiết bị, chi phí thâu tóm,…
Điểm khác biệt giữ OpEx với CapEx là gì?
CapEx là Chi phí vốn của một công ty. Khác với OpEx là Chi phí hoạt động của công ty đó. Các công ty dùng khoản chi phí hoạt động này để điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Trong đó bao gồm chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí thuế tài sản,…
Chi phí hoạt động OpEx đại diện cho các chi phí hàng ngày khác cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh. Đây là những chi phí ngắn hạn và được sử dụng hết trong cùng kỳ kế toán mà họ đã mua.
Nếu công ty đi thuê tài sản thay vì đi mua thì chi phí đó có thể rơi vào OpEx. Tính chất của OpEx khá thích hợp với CapEx trong các báo cáo thu nhập. Vì lẽ đó mà OpEx dễ khấu trừ hơn CapEx.
Chi phí hoạt động (OpEx) chiếm phần lớn chi phí thường xuyên của công ty, ban lãnh đạo thường tìm cách giảm chi phí hoạt động mà không làm giảm chất lượng hoặc sản lượng sản xuất. Ngược lại với chi phí vốn, chi phí hoạt động được khấu trừ thuế hoàn toàn trong năm chúng được thực hiện.
Các công thức liên quan đến CapEx là gì?
Công thức tính CapEx là gì?
Nếu không thể tiếp cận được Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể sử dụng số liệu trong các báo cáo thu nhập kết hợp với bảng cân đối kế toán để tính chỉ số CapEx.
Để tính CapEx, các nhà đầu tư cần tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Xác định số dư của các mục: tài sản, nhà máy, thiết bị (PP&E) tại thời điểm hiện tại trong bảng cân đối kế toán (Thông số 1)
- Bước 2: Xác định số dư PP&E trước kỳ (Thông số 2)
- Bước 3: Dựa vào mức độ chênh lệch của hai thông số trên, bạn cần xác định sự thay đổi chính xác của số dư PP&E
- Bước 4: Bổ sung sự thay đổi của PP&E vào chi phí khấu hao của doanh nghiệp
- Bước 5: Tính chỉ số Capital Expenditure qua công thức sau:
CapEx = Δ PP&E + Khấu hao hiện tại
Trong đó:
- CapEx là chi phí đầu tư
- Δ PP&E là sự thay đổi về tài sản, như: bất động sản, chứng khoán, thiết bị, máy móc, nhà máy,…
Ví dụ:
Trên đây là một đoạn trích từ Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV năm 2021 của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.
Có thể thấy, Hoàng Anh Gia Lai đã chi 1,4 tỷ đồng cho các tài sản cố định và thu lại được 405 triệu đồng từ hoạt động thanh lý tài sản. Vậy, chỉ số CapEx của Hoàng Anh Gia Lai được tính là:
CapEx (HAGL) = Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định – Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
CAPEX (HAGL) = 1.4 – 0.405 = 995 triệu
Các công thức có sử dụng CapEx là gì?
CF (Báo cáo thu nhập/báo cáo tài chính) / CapEx = Dòng tiền từ hoạt động / Chi phí vốn
Các nhà đầu tư có thể có thể dùng chỉ số chi phí vốn để tính FCFE (Dòng tiền mặt tự do) bằng công thức:
999 FCFE = Thu nhập cổ phiếu – (CapEx – khấu hao) x (1 – tỷ lệ nợ) – (Thay đổi vốn lưu động trên mạng) * (1 – tỷ lệ nợ)
FCFE = Thu nhập ròng – CapEx – Thay đổi số vốn lưu động ròng + Nợ mới – Hoàn trả nợ
Vậy, CapExp càng lớn thì dòng tiền mặt tự do càng có xu hướng giảm.
Ứng dụng vào đầu tư chứng khoán của CapEx là gì?
Khi tham gia đầu tư chứng khoán, chỉ số CapEx là một chỉ số vô cùng quan trọng mà các nhà đầu tư cần quan tâm. Ngoài ra, đây cũng là một chỉ số khá “đa năng” khi có thể sử dụng tính toán các chỉ số quan trọng khác.
Tính chỉ số CFO
CFO/CapEx = Dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh/ CapEx
- Tỷ lệ CFO/CapEx > 1: Hoạt động kinh doanh hiệu quả
- Tỷ lệ CFO/CapEx < 1: Hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả, doanh nghiệp cần thêm vốn để phục vụ nhu cầu
Lưu ý: Khi tính CFO/CapEx, các nhà đầu tư cần xem xét tỷ lệ ngành cụ thể. Ngoài ra, cũng nên so sánh tỷ lệ doanh CFO/CapEx của doanh nghiệp khác (cùng lĩnh vực) có mức CapEx tương đương.
Tính dòng tiền tự do FCFF
FCFF = EBIT (Lợi nhuận kinh doanh) x (1 – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) + Khấu hao – CapEx – Thay đổi vốn lưu động
Hai trường hợp có thể xảy ra:
- FCFF > 0: Doanh nghiệp vẫn còn tiền mặt sau khi trừ chi phí
- FCFF < 0: Doanh nghiệp không đủ doanh thu phục vụ cho các hoạt động
Tính dòng tiền thuần FCFE
FCFE = (EBIT – Chi phí lãi vay) x (1 – Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) + Khấu hao – CapEx – Thay đổi vốn lưu động + (Vay nợ mới – Trả nợ cũ)
Hai trường hợp có thể xảy ra:
- FCFE > 0: Doanh nghiệp có đủ nguồn tài chính để chi trả cổ tức cho các cổ đông
- FCFE < 0: Doanh nghiệp không đủ nguồn tài chính để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Nếu muốn duy trì cổ tức, doanh nghiệp cần có chính sách đầu tư, vay vốn.
Chỉ số CapEx thích hợp cho công ty
Để đánh giá chỉ số CapEx cho một công ty sẽ tương quan với các yếu tố như:
- Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: Thông thường, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô dự án sẽ cần dòng tiền lớn phục vụ cho xây dựng, mua sắm mới hoặc nâng cấp nhà xưởng, máy móc. Nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn sản xuất ổn định thì chủ yếu sẽ chi tiền để sửa chữa tài sản cố định.
- Năng lực tài chính: Tính khả thi của một dự án có thể được đánh giá thông qua sự tương quan của kế hoạch đầu tư CapEx kết hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp. Một số dự án có thể bị đứt gãy khi khả năng tài chính không đủ để chi trả cho CAPEX khi dự án đang thực hiện dang dở.
- Biên lợi nhuận gộp (gross margin): Tái đầu tư vào CapEx là một việc vô cùng quan trọng đối với những doanh nghiệp sản xuất. Nâng cấp quy mô sản xuất, cải thiện hiệu quả máy móc để gia tăng sản lượng hàng hóa và cải thiện biên lợi nhuận gộp.
- Lợi nhuận sau thuế: Theo Warren Buffett những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh dài hạn thường chỉ cần sử dụng một phần nhỏ lợi nhuận hàng năm cho hoạt động đầu tư TSCĐ (CapEx) để duy trì vị thế và hoạt động kinh doanh của mình so với những đối thủ cạnh tranh khác.
CapEx thường được so sánh với lợi nhuận sau thuế bằng cách tính tổng CapEx mà của doanh nghiệp đó trong khoảng thời gian 7 – 10 năm, và so sánh với tổng lợi nhuận sau thuế trong cùng thời kỳ.
Nếu:
- Tổng CapEx < 50% Lợi nhuận sau thuế: Đây là 1 dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh.
- Tổng CapEx < 25% Lợi nhuận sau thuế: Đây là 1 doanh nghiệp tuyệt vời với lợi thế cạnh tranh lớn. Nhà đầu có thể cân nhắc đầu tư.
CapEx là phần mà Warrent Buffett cho là quan trọng nhất trong đánh giá dòng tiền từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Chỉ số CapEx khá dễ tính toán và giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác về dòng tiền đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp.
Tuy nhiên nhà đầu tư nên lưu ý các đặc điểm của CapEx để sử dụng một cách hiệu quả trong phân tích doanh nghiệp.
Một số câu hỏi liên quan đến “CapEx là gì”
Chỉ số CapEx có được thể hiện trên Báo cáo tài chính không?
Câu trả lời là có, trong báo cáo tài chính, chỉ số CapEx được thể hiện qua danh mục: “Dòng tiền từ hoạt động đầu tư”
CapEx có được khấu trừ thuế không?
Câu trả lời là không. Chỉ số không được khấu trừ thuế trực tiếp. Tuy nhiên, các khoản thuế có thể được cắt giảm gián tiếp bằng phương pháp khấu hao.
Lời kết
Trên đây là các thông tin để trả lời cho câu hỏi “CapEx là gì”, công thức tính cũng như những ứng dụng của CapEx trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Rất mong bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!