CASA là một trong những chỉ số quan trọng trong ngành ngân hàng. Vậy chỉ số CASA được định nghĩa như thế nào? Ngân hàng có chỉ số này bao nhiêu là tốt? Những ngân hàng nào có chỉ số CASA cao? Hãy cùng Topsanfx theo dõi bài viết để cùng giải đáp những thắc mắc này nhé!
Contents
CASA ngân hàng là gì?
CASA nghĩa là tiền gửi không kỳ hạn trong ngân hàng, là từ viết tắt của Current Account Savings Account. Tiền gửi không kỳ hạn là số tiền mà khách hàng chủ động gửi ngân hàng với mục đích để thanh toán thường xuyên và được hưởng lãi suất thấp nhất khoảng 0,1-0,5%/ một ngày.
Chỉ số này có thể dùng để đánh giá sự cạnh tranh giữa các ngân hàng khác nhau. Ngân hàng có thể nâng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn này lên nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. Chỉ số Current Account Savings Account sẽ được thể hiện hàng quý trên báo cáo tài chính của ngân hàng.
Nếu tỷ lệ Current Account Savings Account của một ngân hàng cao, tức là tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên các tài khoản thanh toán và tiết kiệm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tiền gửi của ngân hàng, thì đây cho thấy ngân hàng có khả năng quản lý tiền gửi của khách hàng tốt hơn. Tỷ lệ Current Account Savings Account cao cũng giúp giảm chi phí vốn cho ngân hàng, do đó cải thiện lợi nhuận và sức khỏe tài chính của ngân hàng.

Ví dụ:
Anh X mở thẻ ATM tại ngân hàng Agribank. Thì khi đó số tiền của anh X có trong tài khoản, sẽ giúp tăng chỉ số CASA của ngân hàng Agribank.
Nếu như số lượng khách hàng mở thẻ vãng lai càng nhiều thì đồng nghĩa với việc chỉ số CASA của ngân hàng càng tăng.
Công thức tính chỉ số CASA ngân hàng
Việc tính chỉ số Current Account Savings Account sẽ giúp bạn biết được ngân hàng đó có tính cạnh tranh cao không, có thu hút được nhiều khách hàng hay không, từ đó bạn sẽ đưa ra được quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu của ngân hàng đó không.
Công thức tính chỉ số này như sau:
CASA = (tiền gửi không kỳ hạn + ký quỹ)/(tổng tiền gửi + phát hành giấy tờ có giá) |
Ví dụ:
Báo cáo tài chính quý III/2022 của ngân hàng A là như sau:
- Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức: 375.000 triệu đồng.
- Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức: 30.702.000 triệu đồng.
- Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng: 120.000.000 triệu đồng.
- Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng: 161.000.000 triệu đồng.
- Tiền gửi ký quỹ: 34.000.000 triệu đồng.
- Phát hành giấy tờ có giá: 34.000.000 triệu đồng.
Vậy chỉ số CASA của ngân hàng này tại quý lll/2022 là bao nhiêu?
Chỉ số CASA = (375.000 + 120.000.000 + 34.000.000)/(375.000 + 30.000.000 + 120.000.000 + 161.000.000 + 34.000.000 + 34.000.000) = 40,6%
Chỉ số CASA có ý nghĩa gì trong ngành ngân hàng?
- Thông qua chỉ số này khách hàng sẽ có thể thấy được sức mạnh tài chính, tốc độ tăng trưởng cũng như uy tín của các ngân hàng.
- Nếu như chỉ số CASA cao tức là ngân hàng đang huy động được nguồn vốn rẻ. Từ đó sẽ có thể cải thiện được tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM), đồng thời cũng được tiếp thêm lợi thế cạnh tranh.
- Chỉ số CASA cao thì khách hàng có thể biết được ngân hàng đó có chất lượng dịch vụ tốt, đầu tư các công nghệ cao, hiện đại. Ngoài ra còn cung cấp nhiều sản phẩm hấp dẫn kết hợp với dịch vụ tiền gửi không kỳ hạn nhằm thu hút khách hàng mở tài khoản.
- Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoáng, chỉ số CASA cũng đóng một vai trò quan trọng giúp cho các nhà đầu tư có thể phân tích, đánh giá được tiềm năng phát triển của các ngân hàng.

Sử dụng CASA có lợi ích gì?
- Có khá nhiều hình thức gửi tiết kiệm CASA chẳng hạn như chuyển khoản qua smartbanking, chuyển khoản thẻ tín dụng trong và ngoài nước, gửi tiền mặt tại quầy giao dịch.
- Tiền lãi hàng tháng của khách hàng sẽ được tự động cộng vào tài khoản và được thống kê chi tiết trong tài khoản khách hàng. Do đó, khách hàng có thể dễ dàng kiểm soát tài khoản.
- Có thể dự đoán được tỷ suất sinh lời để chọn loại tiền tệ phù hợp
- Tiền gửi Current Account Savings Account không bị giới hạn về thời gian, khách hàng có thể sử dụng bất kỳ lúc nào mà không cần đợi đến ngày đáo hạn.
- Miễn phí phí giao dịch, phí đăng ký
- Độ bảo mật cao
Chỉ số CASA bao nhiêu là tốt?
Không có một con số cụ thể nào được xem là “tốt” cho chỉ số CASA, bởi lẽ tỷ lệ này sẽ có thể khác nhau tùy thuộc vào từng ngân hàng và điều kiện kinh tế của quốc gia.
Tuy nhiên, trong ngành ngân hàng, tỷ lệ CASA trên mức 40-50% được cho là tốt và được coi là một chỉ số đáng tin cậy về sức khỏe tài chính của một ngân hàng. Có một số ngân hàng có tỷ lệ CASA cao hơn nữa, lên đến 60-70%, trong khi một số khác chỉ có tỷ lệ khoảng 20-30%.
Tỷ lệ CASA cao đồng nghĩa với việc ngân hàng đó có khả năng quản lý và sử dụng vốn khách hàng hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí lãi vay và tăng lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cần quản lý tỷ lệ CASA một cách cẩn thận để đảm bảo rủi ro tài chính và đảm bảo sự ổn định của tổ chức.
Top 5 ngân hàng có CASA cao nhất tại Việt Nam
Chỉ số CASA sẽ liên tục biến đổi và được cập nhật theo từng quý, từng năm. Tuy nhiên nếu xét đến hết năm 2022 thì MB, TCB, VCB, MSB và ACB là 5 ngân hàng có chỉ số CASA cao nhất dựa theo báo cáo tài chính.

MB – Ngân hàng Quân Đội
Sau 2 năm có chỉ số CASA đứng top 1 trong khối ngân hàng tại Việt Nam thì ngân hàng Techcombank đã bị soán ngôi top 1 bởi MB Bank. Mặc dù chỉ số của MB vẫn có sự sụt giảm nhẹ từ 48.7% vào năm 2021 còn 40.6% vào cuối năm 2022.
TCB – Ngân hàng Techcombank
Từ quý ll/2022 thì tiền gửi không kỳ hạn tại Techcombank liên tục giảm (từ 50.5% xuống chỉ còn 37% vào cuối năm 2022)
Ngân hàng lý giải rằng do bối cảnh lãi suất cao trên toàn cầu, thanh khoản hệ thống không còn được dồi dào như trước, thị trường bất động sản cũng tiêu cực hơn,…khiến cho chỉ số CASA sụt giảm. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có xu hướng mở tài khoản tiết kiệm hơn so với việc giữ tiền mặt.
VCB – Ngân hàng Vietcombank
Trong năm 2022 thì VCB duy trì tỷ lệ CASA khá tốt. Với những chính sách miễn phí toàn bộ phí dịch vụ nên lượng khách hàng cá nhân của VCB đã tăng lên, tiền gửi không kỳ hạn tăng lên giúp cải thiện tỷ lệ CASA, tăng thêm 1 bậc từ bậc 4 lên bậc 3 với tỷ lệ là 33.9%.
MSB – Ngân hàng Hàng hải Việt Nam
MSB là ngân hàng tầm trung duy nhất xuất hiện trong top 5 vào đầu năm 2022, vượt qua cả VCB. Tuy nhiên vào quý lV/2022 thì tỷ lệ CASA đã tụt từ 35.8% xuống 31.2% và đứng vị trí thứ 4 bảng xếp hạng.
ACB – Ngân hàng Á Châu
Tỷ lệ CASA của ngân hàng ACB vào cuối năm 2022 là 22.2%, giảm so với năm trướ (25.4%)
Lời kết
Bài viết trên chia sẻ những thông tin chi tiết về chỉ số CASA. Đồng thời đưa ra danh sách Top 5 ngân hàng có chỉ số CASA cao nhất trong các ngân hàng tại Việt Nam. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Big 4 ngân hàng là gì? Big 4 ngân hàng Việt nam gồm những ngân hàng nào?
Lãi suất thả nổi là gì? Lãi suất thả nổi của các ngân hàng hiện nay
Dư nợ giảm dần là gì? Cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần
LIBOR là gì? Cách xác định lãi suất LIBOR? LIBOR sẽ bị “khai tử”?