Chi phí lãi vay là gì? Đặc điểm ra sao? Công thức tính chi phí lãi vay như thế nào? Cùng Topsanfx theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về loại chi phí này nhé!
Contents
Chi phí lãi vay là gì?
“Chi phí lãi vay (Interest Cost) được hiểu là khoản chi phí mà cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp phải trả cho bên cho vay tương ứng với một khoản tiền đã vay nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.”
Chi phí lãi vay bao gồm:
- Lãi tiền vay ngắn hạn
- Lãi tiền vay dài hạn
- Lãi tiền vay trên các khoản thấu chi (hạn mức tín dụng)
- Lãi suất trái phiếu, nợ chuyển đổi (kể cả chi phí phát hành trái phiếu của trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi)
- Lãi suất từ các khoản vay khác.
>> Tài sản ròng là gì? Công thức tính và ý nghĩa tài sản ròng
Đặc điểm của chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay có những đặc điểm sau đây:
- Được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ khi phát sinh trừ đi khi được vốn hóa
- Chi phí này liên quan trực tiếp đến công cuộc đầu tư xây dựng, sản xuất tài sản được tính vào giá trị của tài sản đó khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.
- Chi phí lãi vay sẽ phụ thuộc vào mức lãi suất chung trong nền kinh tế. Nếu kinh tế đang trong thời kỳ lạm phát thì chi phí này sẽ tăng lên do doanh nghiệp phải gánh các khoản nợ với lãi suất cao hơn.
- Doanh nghiệp nào có khoảng nợ lớn thì chi phí này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
Cách tính chi phí lãi vay
Công thức tính lãi trên báo cáo thu nhập
Chi phí lãi vay = Số dư Nợ bình quân x Lãi suất |
Tính chi phí lãi vay ngân hàng
Các ngân hàng thường áp dụng công thức tính lãi vay theo dư nợ giảm dần:
Lãi phải trả (Tháng) = (Dư nợ vay hiện tại x Lãi suất vay x Số ngày thực tế duy trì dư nợ) / 365 |
Tính chi phí lãi vay cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác
Mặc dù mỗi cá nhân, doanh nghiệp sẽ có thể có cách tính khác nhau. Tuy nhiên, thường thì lãi vay sẽ được tính dựa trên dư nợ, lãi suất vay (tháng/ năm) và thời gian thực tế duy trì số nợ như sau:
Lãi phải trả = Lãi trả theo tháng + Lãi trả lẻ ngày. |
Lãi phải trả (Tháng) = (Dư nợ vay hiện tại x Lãi suất vay x Số ngày thực tế duy trì dư nợ) / 365 |
Lãi trả lẻ ngày = (Dư nợ vay hiện tại x Lãi suất vay x Số ngày thực tế duy trì dư nợ lẻ tháng) / 365 |
Quy định về chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết
Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 quy định như sau:
-
Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
-
Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
>> Qua đó, ta kết luận rằng nếu doanh nghiệp có quan hệ liên kết phát sinh giao dịch vay với bên liên kết thì Interest Cost không được vượt quá 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
Chi phí lãi vay khi quyết toán thuế TNDN
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định như sau:
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
- Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì:
Khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ = (Vốn điều lệ / Tổng số tiền vay) x Tổng số lãi vay.
- Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì:
Khoản chi trả lãi tiền không được trừ = Số vốn điều lệ còn thiếu nhân x Lãi suất của khoản vay nhân x thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
Một số câu hỏi thường gặp
Chi phí lãi vay không được trừ là gì?
Có các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1:
Vốn điều lệ chưa góp đủ mà khoản vay lại nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì khoản lãi vay phát sinh sẽ không được tính vào chi phí hợp lý.
Trường hợp 2:
Vốn điều lệ chưa góp đủ mà khoản vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu thì:
- Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay:
Lãi vay không được trừ = Số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu. |
- Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay:
Lãi vay không được trừ = Tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay. |
Vậy chi phí lãi vay không được trừ sẽ bao gồm:
- Lãi vay trong quá trình doanh nghiệp đầu tư được ghi nhận vào giá trị tài sản, giá trị công trình đầu tư sẽ không được trừ
- Lãi vay của các đối tượng không phải tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế nếu vượt quá 150% lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành tại thời điểm vay sẽ không được trừ.
Chi phí lãi vay được trừ là gì?
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ số vốn điều lệ thì khoản phí lãi vay phát sinh sẽ được trừ.
Trường hợp doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ mà số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn đang thiếu thì:
Chi phí lãi vay được trừ = Tổng chi phí lãi vay – Chi phí lãi vay không được trừ trong trường hợp này được tính ở mục trên |
- Tiền lãi vay doanh nghiệp trong quá trình đầu tư không hạch toán vào giá trị công trình, tài sản phải được tính vào chi phí hợp lý.
- Chi phí hợp lý được tính nếu lãi suất tiền vay không cao hơn 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm vay.
Chi phí lãi vay có phải là chi phí hoạt động không?
Câu trả lời là không phải. Chi phí lãi vay được hiểu là chi phí phi hoạt động nó không liên quan đến các hoạt động hàng ngày chính của doanh nghiệp
Lời kết
Bài viết trên chia sẻ một số thông tin về chi phí lãi vay. Mong rằng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
M&A là gì? Top 5 thương vụ M&A nổi tiếng ở Việt Nam
OPEX là gì? Top 4 cách tối ưu chi phí hoạt động doanh nghiệp cần biết
Chu kỳ kinh tế là gì? Nguyên nhân và biện pháp đối phó với chu kỳ kinh tế
Khẩu vị rủi ro là gì? Làm thế nào để xác định khẩu vị rủi ro chính xác nhất?