Chỉ số ROA – Return on Assets là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, chỉ số thể hiện mối tương quan giữa khả năng sinh lời của một doanh nghiệp so với tài sản của chính doanh nghiệp đó.
Contents
Chỉ số ROA là gì?
Như đã định nghĩa ở trên chỉ số ROA – Return on Assets là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, chỉ số thể hiện mối tương quan giữa khả năng sinh lời của một doanh nghiệp so với tài sản của chính doanh nghiệp đó. ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản và sinh lời như thế nào.
Công tính tính chỉ số ROA
Để tính chỉ số ROA, nhà đầu tư có thể ứng dụng theo công thức
ROA = Lợi nhuận sau khi trừ thuế (Earnings) / Tài sản (Assets) * 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
- Tài sản: là tổng tài sản kinh doanh của công ty. Để tính Tổng tài sản nhà đầu tư lấy Vốn chủ sở hữu cộng cho Nợ
- ROA đơn vị tính là %.
Quan sát báo cáo tài chính phía trên nhà đầu tư cơ thể thấy 2 mục, Lợi nhuận sau thuế nằm ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, và Tổng tài sản nằm ở bảng cân đối kế toán.
- Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ = 10
- Lợi nhuận đạt được + Doanh thu – Tất cả chi phí = 4
Được kết quả như sau:
ROA = Lợi nhuận / Tài sản = 4/10 * 100% = 40%.
Ý nghĩa chỉ số ROA trong phân tích tài chính
Chỉ số ROA cho thấy mức độ hiệu quả khi dùng tài sản của công ty. Nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan về công ty, biết họ có thể kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên một đơn vị tài sản.
Chỉ số ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản càng hiệu quả. Giống như chỉ số ROE các chứng khoán có ROA cao sẽ là những loại chứng khoán thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Đặc biệt, các loại chứng khoán có chỉ số ROA cao sẽ có giá trị lớn.
Ý nghĩa ROA trong kinh doanh
- Chỉ số ROA có vai trò như chỉ báo về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên mức độ tăng giảm mà lãnh đạo doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình. ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản để sinh lời của doanh nghiệp càng tối ưu và ngược lại. Chỉ số ROA được sử dụng để so sánh các doanh nghiệp cùng ngành, cùng quy mô, giữa các thời điểm trong năm để tham chiếu cơ sở hoạt động của doanh nghiệp đó.
Ví dụ: Công ty A có hệ số ROA = 10% trong năm 2022. Điều này có nghĩa là với 1 tỷ đồng tài sản, công ty thu về 100 triệu lợi nhuận tương ứng trong năm. Nếu ROA càng cao thì doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả.
Ý nghĩa ROA trong đầu tư
ROA là một trong các chỉ số quan trọng để nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu một doanh nghiệp có tốt hay không. Nếu giữa hai doanh nghiệp cùng lĩnh vực thì cổ phiếu của doanh nghiệp nào có ROA cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn.
Tuy nhiên, điều này sẽ đồng nghĩa giá cổ phiếu của các công ty đó sẽ cao hơn. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên so sánh chỉ số ROA của công ty với chính nó trong lịch sự để xem liệu công ty này có đang hoạt động tốt lên không.
Ý nghĩa ROA trong cho vay
Doanh nghiệp có chỉ số ROA cao thì dễ vay vốn của ngân hàng hơn vì khả năng sinh lời tốt. Tài sản hay vốn vay sẽ được sử dụng tạo ra lợi nhuận tối ưu và nhanh chóng trả nợ ngân hàng.
Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?
Hiểu được ý nghĩ chỉ báo ROA trong phân tích tài chính giúp nhà đầu tư có góc nhìn tổng quan về chỉ số này. Các doanh nghiệp tài nếu có ROA lớn hơn 7.5% thì được xem đạt chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, ngoài chỉ số ROA còn nhiều chỉ số tài chính khác mà nhà đầu tư cần tham khảo, thời gian xem xét cũng cần lưu ý, tốt nhất là 3 năm trở lên để có thể đưa ra các đánh giá khả quan.
Nếu một doanh nghiệp có thể duy trì được ROA lớn hơn hoặc bằng 10% ít nhất trong 3 năm thì được đánh giá là hiệu quả kinh doanh tốt. Doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả khi ROA có xu hướng tăng lên.
Bên cạnh đó, để xác định chỉ số ROA bao nhiêu là tốt? còn phải phụ thuộc vào các yếu tố đã đề cập trên:
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào
- So sánh ROA với các đối thủ cùng lĩnh vực
- So sánh ROA của chính doanh nghiệp đó với kết quả trong quá khứ
Ví dụ: Qua Báo cáo tài chính của Công ty A, chỉ số ROA tại kỳ này là 9%, kỳ trước là 7% và ROA trung bình ngành là 7.5%. Như vậy, chúng ta có thể kết luận là: Tỷ lệ sinh lời của tài sản kỳ này cao hơn kỳ trước và ROA doanh nghiệp so với trung bình ngành có sức sinh lời tốt hơn mặt bằng chung.
Mối quan hệ giữa ROA và ROE
Thông thường chỉ số ROA không phổ biến bằng chỉ số ROE, tuy nhiên ROA vẫn là một chỉ số khá quan trọng.
Mối tương quan giữa ROA và ROE thông qua hệ số nợ, nợ càng ít càng hiệu quả, tốt nhất nếu Nợ trên Vốn sở hữu nhỏ hơn 1.
Theo quy ước quốc tế: ROE > 15% và ROA > 7.5% được xem là một danh nghiệp có đủ khả năng trong tài chính.
Nhưng nhà đầu tư cần xem xét dữ liệu của doanh nghiệp trong nhiều năm (ít nhất là 3 năm). Nếu công ty duy trì trong mức ROA >= 10% kéo dài trong 3 năm, thì đây là một công ty đang kinh doanh tốt.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên quan tâm thêm về xu hướng của ROA, xu hướng ROA tăng cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả cao, và được đánh giá tích cực.
ROA > 7.5% + ROA ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.
Lưu ý, những dẫn chứng này sẽ không đúng với những lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm,…
Ví dụ chỉ số ROA duy trì lớn hơn 2% là quá hiệu quả đối với ngân hàng, bởi đòn bẩy của ngân hàng cao.
Ví dụ phân tích chỉ số ROA
Dưới đây là ví dụ về hai công ty AB và CD
Công ty AB | Công ty CD | |
Vốn chủ sở hữu (VCSH) | 100 tỷ | 200 tỷ |
Lợi nhuận sau thuế (LNST) | 20 tỷ | 40 tỷ |
Nợ | 0 | 80 tỷ |
- ROA của cả hai công ty AB và CD bằng 20% nghĩa là LNST / VCSH của hai công ty ngang nhau và có hiệu quả sử dụng vốn tốt.
- Công ty AB không vay nợ, còn công ty CD vay nợ 80 tr Tỷ lệ Nợ / VCSH = 80tỷ / 200tỷ = 40%.
- Công ty AB sử dụng vốn hiệu quả hơn công ty CD, vì sớm hay muộn thì CD phải dùng lợi nhuận để thanh toán nợ.
- Tài sản = Vốn chủ sở hữu (VCSH) + Nợ
Ta có:
ROA (Công ty AB) = 20 / 100 =20%
ROA (Công ty CD) = 40 / (200 +80) = 14.3%
Vì lẽ đó, công ty AB sử dụng vốn hiệu quả sử dụng vốn tốn hơn công ty CD
Xét về điều kiện tài chính, và cách vận hành kinh doanh khác nhau thì công ty AB đang làm tốt hơn và được đánh giá cao hơn.
Trong một trường hợp khác, nếu:
Công ty XX có ROE (XX) = 20%, ROA (XX) = 15%
Công ty YY có ROE (YY) = 30%, ROA (YY) = 5%
Thì Công ty XX sẽ được đánh giá cao hơn Công ty YY.
Công thức:
Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu = ROE/ROA
Chỉ số ROA và ROE khi kết hợp với nhau sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực, vì thế không nên tách rời hai chỉ số này.
Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số ROA
Chỉ số ROA cũng có những ưu nhược điểm mà nhà đầu tư cần lưu ý khi phân tích.
Ưu điểm
- Được nhà đầu tư mới chuộng sử dụng vì ROA dễ tính toán, dễ hiểu khi phân tích.
- Hoạt động của doanh nghiệp cũng như bộ máy vận hành được thể hiện dễ hiểu qua chỉ số ROA
Nhược điểm
- Hoạt động của doanh nghiệp thể hiện ở nhiều khía cạnh nên cần phối hợp nhiều chỉ báo, ROA cũng cần được xem xét với các thông số khác để góc nhìn chính xác hơn.
- ROA không có ý nghĩa nếu đem ra so sánh với các doanh nghiệp khác ngành. Chẳng hạn một số lĩnh vực như tài chính ngân hàng hay công ty bảo hiểm thì chỉ số ROA trên 2% đã được xem là có hiệu quả. Tuy nhiên đối với một số ngành công nghiệp nặng thì chỉ số này phải trên 10% mới được đánh giá tốt.
- Lợi nhuận của một doanh nghiệp thường xuyên biến động vì vậy ROA tính trong thời gian ngắn sẽ không hiệu quả. Các nhà đầu tư nên đánh giá chỉ số ROA trong thời gian dài.
- Lợi nhuận là chỉ tiêu mà các công ty có thể sử dụng các phương pháp kế toán để cắt giảm hoặc thổi phồng vì lợi ích riêng. Chính vì điều này ROA có thể bị bóp méo.