Cổ phiếu ngân hàng đang dẫn đầu xu hướng đầu tư năm 2021. Với khả năng sinh lời cao, nhưng không quá rủi ro nên khá phù hợp để đầu tư dài hạn. Nếu không muốn thành người tối cổ, hãy cập nhật ngay thông tin về Top cổ phiếu ngân hàng được săn đón nhất mà Topsanfx sẽ chia sẻ dưới đây.
Contents
Tại sao cổ phiếu ngân hàng thường tăng mạnh?
Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh vì thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, họ sẵn sàng bỏ tiền nhiều hơn so với giá thị trường.
Theo thống kê, có hơn 30% người trên 18 tuổi tại Việt Nam sở hữu tài khoản ngân hàng. Việc tối ưu hóa lĩnh vực thanh toán được chú trọng.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có nhiều chính sách hỗ trợ thương mại điện tử, cải thiện việc giao dịch bằng tiền mặt để chi tiêu, đặt mục tiêu trên 70% công dân trên 15 tuổi có sở hữu tài khoản ngân hàng trong tương lai gần.
Cổ phiếu ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn tại Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) với tổng vốn hóa là 49,9 tỷ đô la chiếm gần 25,8% thị trường.
- Khả năng sinh lời cao, chỉ số ROE cao
So với các nước ASEAN, ROE nhóm ngân hàng Việt Nam khá cao trên 18%, Indonesia là 13%, Malaysia là 9%, Phillippines là 7%,…
ROE càng cao, khả năng sinh lợi nhuận càng lớn, vì vậy, cổ phiếu ngân hàng sẽ có mức giá cao hơn.
- Tác động mạnh bởi sự phục hồi kinh tế
Việt Nam là quốc gia kiểm soát dịch khá tốt, vẫn duy trì mức tăng trưởng ở 2,9% năm 2020. Mức dự đoán tăng trưởng GDP năm 2021 tại Việt Nam sẽ nằm trong mức 7 – 8,5%.
Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thi hành các chính sách thu đẩy sự phát triển kinh tế. Ngân hàng bắt đầu giảm lãi suất khi đại dịch bắt đầu bùng nổ, hỗ trợ nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh, giảm thiểu tối đa doanh nghiệp bị phá sản.
- NIM cải thiện
Chỉ trong gần 1 năm, lãi suất tiền gửi kỳ hạn tại Việt Nam đã giảm một nửa từ 10% xuống còn 5%. Việc điều chỉnh lãi suất đã tiếp thêm động lực cho thị trường tài chính cũng như nền kinh tế chung của đất nước. Các ngân hàng tập trung thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, thiết lập lại tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM).
- Phát triển dài hạn
Ngân hàng là lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng dài hạn, theo thông kê có hơn 70% người trưởng thành chưa sở hữu tài khoản ngân hàng, và chỉ có 4% dân số có thẻ tín dụng.
- Định giá khá thấp
Mặc dù, được dự đoán là lĩnh vực có sự tăng trưởng tích cực, nhưng ngân hàng Việt Nam vẫn bị định giá thấp hơn so với các ngân hàng trong khu vực. Đặc biệt phải kể để khả năng tăng trưởng tích cực và lợi nhuận tương đối cao..
Cách định giá cổ phiếu ngân hàng
Để định giá cổ phiếu ngân hàng có tốt, có tiềm năng phát triển, khả năng sinh lời ổn định nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau.
Bước 1: Tìm hiểu vị thế, năng lực của ngân hàng trong ngành
- Đối thủ cạnh tranh của họ, các yếu vi mô, vĩ mô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của roàn lĩnh vực. Lợi thế cạnh tranh là gì? Báo cáo kinh doanh, lợi nhuận thu được từ ngày thành lập là bao nhiêu?
- Đội ngũ nồng cốt của ngân hàng có tài năng không? Bởi thành viên của ban điều hành sẽ là yếu tố quyết định đến thành công của ngân hàng.
Bước 2: Thống kê kết quả kinh doanh của công ty
Nhà đầu tư có thể ứng dụng phương pháp Top down và Bottom Up để ước tính.
- Phương pháp Top down: tập trung vào tầm ảnh hưởng đối với một bức tranh tổng thể về nền kinh tế, sự tác động của chúng lên từng ngành, và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn khách quan hơn. Các biến số ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của nền kinh tế là: GDP, thu nhập bình quân trên đầu người, CPI, lạm phát, lãi suất, cán cân thương mại, thuế,…
- Phương pháp Bottom Up thì tập trung vào các dữ liệu của toàn ngành, nhà đầu tư cần quan tâm đến các yếu tố nội tại cũng như các nền tảng cơ bản của ngân hàng như: tình hình tài chính, báo cáo tài chính, dịch vụ, mức cung cầu.
Bước 3: Lựa chọn mô hình định giá
Nhà đầu tư định giá cổ phiếu ngân hàng thông qua các chỉ số như P/E, P/B, P/S,…
Bước 4: Thiết lập những kịch bản có thể xảy ra
Nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ coi trọng yếu tố đầu vào có khả năng sẽ xảy ra trong các kịch bản khi chuyển đổi.
Thực tế, mô hình định giá, mã cổ phiếu đã chọn có thể giúp nhà đầu tư xác định những yếu tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động của doanh nghiệp.
Bước 5: Diễn giải kết quả từ 4 bước trên
Từ những kết quả đã thông kê ở trên nhà đầu tư có thể diễn giải kết quả và đúc kết một khaongr giá trị phù hợp. Lưu ý giá trị cổ phiếu dựa trên những thông tin mà nhà đầu tư góp nhặt, chúng có thể thay đổi bởi nhiều yếu tố khác nhau. Thực tế, không có khoảng giá trị nào chính xác 100%, chúng luôn tồn tại những rủi ro nhất định.
Các cổ phiếu ngân hàng tốt cần có tiêu chí gì?
Cổ phiếu ngân hàng được đánh giá khá cao bởi 3 nguyên nhân chính.
- Khả năng quản trị rủi ro của nhóm ngành ngân hàng là khá cao, họ luôn có nhiều kế hoạch phòng thủ trước những rủi ro có thể phát sinh.
- Theo thống kê nhóm ngành ngân hàng đang hoạt động hiệu quả hơn và chi phí quản phí lại thấp hơn. Tỷ lệ CIR của nhóm ngành này đang giảm khiến lợi nhuận tăng mạnh.
- Ngân hàng ngày càng phát triển với nhiều sản phẩm như bảo hiểm, trái phiếu, thanh toán thẻ, tín dụng,… khiến nguồn thu của ngân hàng cũng trở nên đa dạng hơn.
Để đánh giá cổ phiếu ngân hàng có tiềm năng hay không nhà đầu tư cần dựa trên các tiêu chí:
- Chỉ số ROE – Tỷ lệ sinh lời/ vốn chủ sở hữu nằm trong khoảng (10,5 – 12%), nhưng nhiều ngân hàng đã đạt mức 20%
- Chỉ số CIR – Tỷ lệ chi phí hoạt động/ tổng thu nhập
- NIM – Biên lãi ròng.
- Tỷ lệ nợ xấu chỉ nên ở mức 1,3%
Top cổ phiếu ngân hàng tiềm năng nhất hiện nay
1. VCB – Cổ phiếu ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng Vietcombank niêm yết tại sàn HOSE với mã cổ phiếu là VCB, Vietcombank được đánh giá cao với giá trị lớn tại thị trường chứng khoán. Nhiều chuyên gia cho rằng VCB sẽ vẫn giữ được phong độ trong thời gian dài.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của VCB sẽ không bằng những cổ phiếu ngân hàng TMCP. Bởi các ngân hàng lớn như Vietcombank có cạnh tranh về giá cổ phiếu.
Nhà đầu tư nên chọn những mã cổ phiếu ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, có tiềm năng phát triển trong tương lai. Thực tế là tốc độ tăng trưởng của những ngân hàng này sẽ mạnh hơn.
Thông tin cổ phiếu:
- Mã chứng khoán: VCB
- Sàn niêm yết: HOSE
- Ngày giao dịch đầu tiên: 30/06/2009
- Gía ngày giao dịch đầu tiên: 60,000
- Gía giao dịch đang hiện hành (10/08/2021): 98,600 đồng
- Khối lượng CP đang niêm yết: 3,708,877,448 cp
- Khối lượng CP đang lưu hành: 3,708,877,448 cp
2. TCB – Cổ phiếu ngân hàng Techcombank
Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Techcombank thu hút được nhiều khách hàng với nhiều loại dịch vụ tài chính, dịch vụ chăm sóc khách hàng vượt trội. Techcombank chính thức niêm yết tại sàn HOSE vào ngày 4/6/2018 với mã chứng khoán là TCB.
Từ năm 2017, Techcombank đã đạt được nhiều thành tựu và có xu hướng tăng trưởng vô cùng mạnh. Techcombank đã thu hút thị phần CASA giảm thiểu cho phí huy động vốn.
Thông tin cổ phiếu:
- Mã chứng khoán: TCB
- Sàn niêm yết: HOSE
- Ngày giao dịch đầu tiên: 04/06/2018
- Gía ngày giao dịch đầu tiên: 102,400
- Gía giao dịch đang hiện hành (10/08/2021): 52,400 đồng
- Khối lượng CP đang niêm yết: 3,504,906,230 cp
- Khối lượng CP đang lưu hành: 3,504,906,230 cp
3. MBB – Cổ phiếu ngân hàng MBBank
Trong nhiều năm liền ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (mã chứng khoán MBB) luôn dẫn đầu về hiệu quả kinh doanh. Với khả năng tăng trưởng về dịch vụ bán lẻ, cổ phiếu MBBank được đánh giá cao tại thị trường.
Biến động giá, khối lượng giao dịch của cổ phiếu MBBank đang tăng dần, theo thống kê từ SSI thì MBB là mã cổ phiếu được nhiều người mua trong thời điaảm này.
Thông tin cổ phiếu:
- Mã chứng khoán: MBB
- Sàn niêm yết: HOSE
- Ngày giao dịch đầu tiên: 01/11/2011
- Gía ngày giao dịch đầu tiên: 13,800
- Gía giao dịch đang hiện hành (10/08/2021): 29,800 đồng
- Khối lượng CP đang niêm yết: 3,778,321,777 cp
- Khối lượng CP đang lưu hành: 3,778,321,777 cp
4. CTG – Cổ phiếu ngân hàng Vietinbank
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank với mã chứng khoán CTG đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhờ mức tăng trưởng mạnh, được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong top cổ phiếu ngân hàng hiện nay.
Virtinbank phát triển bền vững, giá trị cổ phiếu CTG cũng tăng dần. Đây là một lựa chọn đúng đắn để đầu tư với tiềm năng mang lại lợi nhuận cao.
Thông tin cổ phiếu:
- Mã chứng khoán: CTG
- Sàn niêm yết: HOSE
- Ngày giao dịch đầu tiên: 16/07/2009
- Gía ngày giao dịch đầu tiên: 40,100
- Gía giao dịch đang hiện hành (10/08/2021): 34,650 đồng
- Khối lượng CP đang niêm yết: 3,723,404,556 cp
- Khối lượng CP đang lưu hành: 4,805,750,609 cp
5. ACB – Cổ phiếu ngân hàng ACB
Ngân hàng thương mại Á Châu (ACB) là một cái tên khá quen thuộc với chúng ta. Mã cổ phiếu ACB đang thu hút đông đảo nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. ACB được đánh giá là mã cổ phiếu đầy tiềm năng và giá trị cao.
Nhiều chuyên gia đầu ngành cho biết sức hút của cổ phiếu này đến từ tốc độ phát triển mạnh, có khả năng dẫn đầu ngành tại Việt Nam. Đặc biệt, chỉ số PB của ACB khá thấp chứng minh được ngân hàng vẫn đang kinh doanh tích cực. Mức rủi ro thấp nên giá trị cổ phiếu được đẩy cao.
Thông tin cổ phiếu:
- Mã chứng khoán: ACB
- Sàn niêm yết: HOSE
- Ngày giao dịch đầu tiên: 09/12/2020
- Gía ngày giao dịch đầu tiên: 130,200
- Gía giao dịch đang hiện hành (10/08/2021): 36,500 đồng
- Khối lượng CP đang niêm yết: 2,701,948,075 cp
- Khối lượng CP đang lưu hành: 2,701,948,075 cp
Nhà đầu tư có thể thấy các cổ phiếu ngân hàng không có sức tăng trưởng đồng loạt, mà chúng chỉ tập trung vào một vài nhóm nhất định. Nhiều cổ phiếu ngân hàng thuộc top đầu đang có dấu hiệu giảm giá, nhóm cổ phiếu ngân hàng mới thành lập là có sức bật khá mạnh.
Ví như mã CTG (Vietinbank) thuộc nhóm ngân hàng TMCP có vốn nhà nước đang tăng nhưng VCB và BIDV thì lại giảm. Hay khối ngân hàng TMCP tư nhân như VIB, VPB lại tăng trưởng mạnh.
Bất kể nhà đầu tư nào hoạt động tại thị trường đều mong muốn sẽ thu về được nhiều lợi nhuân. Nhưng việc quyết định mua hay bán một mã cổ phiếu cần dựa vào sức tăng trưởng của doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết trên mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công.