Giá trần là gì? Tại sao giá trần lại quan trọng trong chứng khoán? Cách tính giá trần như thế nào. Cùng Topsanfx tìm hiểu cụ thể hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Giá trần là gì?
Giá trần (Price Ceiling) là một khái niệm được sử dụng trong thị trường chứng khoán để chỉ giá cao nhất mà một cổ phiếu hoặc chứng khoán có thể được giao dịch trong một phiên giao dịch. Nếu giá của cổ phiếu hoặc chứng khoán đó tăng đến mức giá trần trong phiên giao dịch, thì không thể giao dịch với giá cao hơn nữa trong phiên đó.
Các nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán với giá thấp hơn giá trần, nhưng không thể đặt lệnh với giá cao hơn giá trần. Giá trần thường được áp dụng để hạn chế tình trạng “tăng giá quá nhanh” của một số cổ phiếu hoặc chứng khoán, tạo ra sự ổn định trên thị trường chứng khoán.
Giá sàn là gì?
Giá sàn (Floor price) là giá thấp nhất mà một cổ phiếu hoặc chứng khoán có thể được giao dịch trong một phiên giao dịch. Nếu giá của cổ phiếu hoặc chứng khoán đó giảm đến mức giá sàn trong phiên giao dịch, thì không thể giao dịch với giá thấp hơn nữa trong phiên đó.
Các nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán với giá cao hơn giá sàn, nhưng không thể đặt lệnh với giá thấp hơn giá sàn. Giá sàn thường được áp dụng để hạn chế tình trạng “giảm giá quá nhanh” của một số cổ phiếu hoặc chứng khoán, góp phần gìn giữ sự ổn định trên thị trường chứng khoán.
Cách tính giá trần, giá sàn trong thị trường chứng khoán
Công thức tính giá trần như sau:
Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động) |
Công thức tính giá sàn như sau:
Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động) |
Trong đó:
- Giá tham chiếu được xác định như sau:
Đối với sàn HoSE: Giá tham chiếu sẽ là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất liền trước của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang được giao dịch (trừ những trường hợp đặc biệt).
Đối với sàn HNX: Giá tham chiếu sẽ là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất liền trước (trừ trường hợp đặc biệt).
Đối với Sàn UPCoM: Giá tham chiếu sẽ là trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn (bình quân gia quyền), dựa trên hình thức khớp lệnh vào ngày liền trước đó (trừ những trường hợp đặc biệt).
- Biên độ dao động được quy định như sau:
Loại chứng khoán | HOSE | HNX | UPCoM |
Cổ phiếu
Chứng chỉ quỹ đóng Chứng chỉ quỹ ETF |
+/- 7% | +/- 10% | +/- 15% |
Cổ phiếu mới đăng ký quyền giao dịch trong ngày đầu tiên.
Cổ phiếu không phát sinh giao dịch trong 25 phiên liên tiếp và đang có giao dịch trở lại ngày đầu tiên. |
+/- 20% | +/- 30% | +/- 40% |
Trái phiếu | Không quy định | Không quy định | Không quy định |
Trường hợp trả cổ tức và thường bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông sở hữu trong ngày giao dịch không hưởng quyền. | Không quy định | +/- 30% | Không quy định |
Ví dụ: Sàn UPCoM có mã chứng khoán XUX với giá tham chiếu là 11.1 (tương đương với 11.100 đồng/cổ phiếu).
Vậy giá trần sẽ được tính như sau: 11.1 + (11.1 * 15%) = 12.7
Giá sàn sẽ được tính như sau: 11.1 – (11.1 * 15%) = 9.5
Cách xác định giá trần và giá sàn trong bảng điện tử chứng khoán
Xét bảng điện tử chứng khoán của sàn HNX và HOSE, ta thấy có 3 cột:
- Cột trần – giá trần có màu tím
- Cột sàn – giá sàn có màu xanh dương
- Cột TC – giá tham chiếu có màu vàng
Xét ý nghĩa của từng màu như sau:
- Màu tím có nghĩa là giá tăng kịch trần hay giá chứng khoán bằng với giá trần.
- Màu xanh có nghĩa là giá tăng, nếu như màu xanh càng đậm thì tăng càng mạnh, giá chứng khoán thời điểm này lớn hơn giá tham chiếu nhưng nhỏ hơn giá trần.
- Màu vàng có nghĩa là giá không tăng không giảm, giá chứng khoán thời điểm này bằng với giá tham chiếu.
- Màu đỏ có nghĩa là giá giảm, nếu như màu đỏ càng đậm thì nghĩa là giá giảm càng mạnh, giá chứng khoán thời điểm này nhỏ hơn giá tham chiếu nhưng lớn hơn giá sàn.
- Màu xanh dương có nghĩa là cổ phiếu giảm giá kịch sàn, giá lúc này bằng với giá sàn.
Quy tắc làm tròn giá sàn và giá trần trên sàn chứng khoán Việt Nam
Quy tắc làm tròn
Thường thì bạn sẽ thấy giá trần, giá sàn là những kết quả lẻ. Nguyên do là vì biên độ dao động của 3 sàn bị lẻ.
Quy tắc làm tròn giá trần, giá sàn sẽ phụ thuộc vào chỉ số bước giá chứng khoán.
Bước giá chứng khoán được hiểu là mức giá tăng hoặc giảm theo từng bước, tức là lấy mức giá gần nhất liền trước hoặc liền sau, và mỗi sàn sẽ đặt ra quy định riêng.
Có 3 trường hợp xảy ra như sau:
- Nếu giá cổ phiếu < 10.0 (10,000 đồng) thì bước giá chứng khoán phải chia hết cho 10
- Nếu giá cổ phiếu nằm trong khoảng [10;50] (từ 10,000 đồng – 50,000 đồng) thì bước giá phải chia hết cho 50
- Nếu giá cổ phiếu > 50 (50,000 VND) thì bước giá phải chia hết cho 100.
Lưu ý trước khi làm tròn
- Giá trị biên độ dao động phải tuân theo quy định của bước giá chia hết
- Giá trị biên độ dao động khi làm tròn phải nhỏ hơn giá trị biên độ được tính theo công thức nhân giá tham chiếu với biên độ dao động sàn theo quy định của 3 sàn.
Lời kết
Bài viết trên chia sẻ những thông tin về giá trần và giá sàn. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết cùng Topsanfx.
Bài viết liên quan:
Tài sản ròng là gì? Công thức tính và ý nghĩa tài sản ròng
Khẩu vị rủi ro là gì? Làm thế nào để xác định khẩu vị rủi ro chính xác nhất?