Hợp đồng tương lai thường được nhiều người nhắc đến với khả năng sinh lời cao. Sự thật có phải như vậy hay không? Hãy cùng Topsanfx giải mã đặc điểm và lợi ích mà hợp đồng tương lai mang lại cho các nhà đầu tư qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
- 1 Khái niệm, phân loại và ví dụ về hợp đồng tương lai
- 2 Hợp đồng tương lai tiền tệ là gì?
- 3 Một số khái niệm trong hợp đồng tương lai
- 4 Đặc điểm của Future Contract
- 5 Lợi ích nhận được khi tham gia hợp đồng tương lai
- 6 Các bước giao dịch hợp đồng tương lai
- 7 So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn
- 8 Chiến lược đầu tư hợp đồng tương lai hiệu quả
- 9 Kết luận
Khái niệm, phân loại và ví dụ về hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai (Future Contract) là hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa hai bên mua và bán cho một giao dịch hàng hóa được định sẵn trong tương lai nhưng ký kết và xác định giá bán ở thời điểm hiện tại.
Hàng hóa cơ sở của hợp đồng tương lai bao gồm các mặt hàng như lương thực, kim loại, dầu mỏ, vàng,…hoặc cũng có thể là tài tệ, chứng khoán hoặc những tài sản vô hình như chỉ số chứng khoán tham chiếu, lãi suất.
Ví dụ về hợp đồng tương lai
Vào ngày 1/2/2023 chị A thỏa thuận sẽ mua 10kg chanh dây của anh B kỳ hạn 1 tháng với mức giá là 15.000đ/kg. Đến ngày 28/2/2023 khi giá chanh dây thị trường bấy giờ là 20.000đ/kg thì sẽ có hai phương án:
Phương án 1: Chị A và anh B vẫn thực hiện mua bán chanh dây theo đúng những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó. Mức giá mà anh B trả vẫn là 15.000đ/kg.
Phương án 2: Chị A sẽ thanh toán khoản chênh lệch cho anh B theo thỏa thuận ban đầu: 5.000đ x 10 = 50.000đ
Phân loại hợp đồng tương lai
Tại Việt Nam có 2 loại hợp đồng tương lai được áp dụng gồm: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (chỉ số VN30) và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.
- Hợp đồng tương lai chỉ số VN30: còn được gọi là hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán là hợp đồng dựa vào điểm số của 30 mã cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Có 4 loại chính đó là: VN30F1M, VN30F2M, VN30F1Q và VN30F2Q.
- Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ: là loại hợp đồng thỏa thuận mua bán trái phiếu Chính phủ. Trái phiếu này do Kho bạc Nhà nước phát hành với kỳ hạn là 5 năm và lãi suất danh nghĩa là 5%/năm.
Hợp đồng tương lai tiền tệ là gì?
Hợp đồng tương lai tiền tệ (Currency Futures Contract) là hợp đồng thể hiện thỏa thuận về việc mua bán một loại tiền tệ cơ sở nào đó với tỷ giá xác định tại một thời điểm cụ thể được định sẵn trong tương lai.
Tài sản cơ sở của Currency Futures Contract là một tỷ giá hối đoái giữa một loại ngoại tệ nào đó với đồng tiền đang thực hiện thanh toán.
Một số khái niệm trong hợp đồng tương lai
Ký quỹ: là số tiền dùng để đặt cọc nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán khi phát sinh.
Vị thế: là trạng thái giao dịch và khối lượng của hợp đồng phái sinh mà trader đang nắm giữ tại thời điểm ký.
Đóng vị thế: là việc mở một vị thế đối ứng có chung tài sản cơ sở và ngày đáo hạn với một vị thế đang nắm giữ.
Hệ số nhân hợp đồng: là hệ số quy đổi giá trị thành tiền mặt.
Khối lượng mở: là số lượng HĐTL của một loại CKPS đang tồn tại ở một thời điểm.
Giá thanh toán cuối ngày: là mức giá để tính lãi hoặc lỗ phát sinh trong ngày của mỗi hợp đồng.
Giá thanh toán cuối cùng: là mức giá của tài sản cơ sở được định giá vào ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán phái sinh, mức giá này cũng dùng để tính lãi hoặc lỗ phát sinh trong ngày cuối giao dịch của hợp đồng.
Đặc điểm của Future Contract
- Tính chuẩn hóa: Future contract là sản phẩm được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Chất lượng, quy mô, giá trị, khối lượng, các thức giao dịch đều được chuẩn hóa.
- Bù trừ và ký quỹ: Để có thể đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của bên mua và bên bán thì hoạt động ký quỹ là bắt buộc. Sau khi tiến hành hạch toán giá thì trung tâm quản lý sẽ yêu cầu bù trừ hoặc thanh toán hàng ngày, theo giá trị thực.
- Dễ đóng vị thế: Thời gian đóng vị thế không cố định, nhà đầu tư có thể đóng bất kỳ lúc nào
- Đòn bẩy tài chính: Nhà đầu tư tham gia HĐTL sẽ có khả năng thu lại lợi nhuận lớn nhờ hiệu ứng đòn bẩy tài chính.
- Tính thanh khoản cao: Việc bán hoặc mua hợp đồng tương lai khi biết trước một số điều khoản cụ thể trong hợp đồng sẽ dễ dàng hơn.
- Tính an toàn cao, rủi ro thấp: Có các quy định, quyền và nghĩa vụ cụ thể cho hai bên mua và bán.
Lợi ích nhận được khi tham gia hợp đồng tương lai
Giao dịch dễ dàng, tiện lợi
Future Contract giống như giao dịch cổ phiếu. Thời điểm trader mở vị thế mua HĐTL nghĩa là đang dự đoán thị trường tăng, nếu mọi thứ diễn ra đúng như kỳ vọng thì trader sẽ nhận được lợi nhuận khi đáo hạn.
Tỷ lệ đòn bẩy cao dễ sinh lời
Với số tiền ký quỹ nhỏ trader cũng có khả năng thu được lợi nhuận cao. Thông thường, mức sinh lời này sẽ cao hơn khá nhiều so với mức sinh lời trên thị trường cơ sở.
Tính thanh khoản cao, có thể mua bán liên tục
Khác với cổ phiếu (thường phải chờ ít nhất 2 ngày để về tài khoản), còn hợp đồng tương lai thì nhà đầu tư có thể bán sau khi mua. Khối lượng, giá trị giao dịch đều được công khai minh bạch.
Các bước giao dịch hợp đồng tương lai
Bước 1: Đầu tiên trader cần mở tài khoản chứng khoán phái sinh tại sàn giao dịch đã đăng ký và cung cấp thông tin theo yêu cầu.
Bước 2: Trader cần nộp ký quỹ ban đầu
Bước 3: Trader cần đặt lệnh giao dịch, mua hợp đồng chứng khoán phái sinh. Lệnh gồm những thông tin sau: loại hợp đồng mua bán, tháng đáo hạn của hợp đồng, giá muốn mua hoặc bán và số lượng HĐTL mà trader muốn giao dịch.
Bước 4: Hệ thống giao dịch tại sở sẽ xác nhận lệnh giao dịch. Trung tâm sẽ bắt đầu hạch toán giá vào cuối ngày và yêu cầu ký quỹ bổ sung cho khách hàng (nếu có).
Bước 5: Trader bổ sung ký quỹ hoặc rút lãi để tiếp tục. Sau đó, giao dịch thành viên ký quỹ bổ sung (nếu có) để trung tâm tiến hành bù trừ.
So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng tương lai | Hợp đồng kỳ hạn | ||
Điểm giống | Hai hợp đồng này đều là những công cụ phái sinh và phụ thuộc vào giá tài sản cơ sở. | ||
Điểm khác | Tiêu chuẩn hóa | Được tiêu chuẩn hóa về điều khoản, khối lượng và giá trị tài sản cơ sở. | Không được tiêu chuẩn hóa các yếu tố liên quan. Tài sản cơ sở có thể là bất cứ loại tài sản nào. |
Địa điểm giao dịch và niêm yết | Được niêm yết trên thị trường tập trung | Được iêm yết trên sàn OTC. | |
Thời điểm thanh toán hợp đồng | Thanh toán lỗ lãi theo ngày | Thanh toán vào thời điểm giao hàng. | |
Rủi ro và tính thanh khoản | Có tính thanh khoản cao và rủi ro thấp hơn | Có tính thanh khoản thấp và rủi ro cao hơn | |
Tài sản thế chấp | Được chuẩn hóa về khối lượng, giá trị tài sản cơ sở | Bất cứ tài sản nào | |
Bù trừ và ký quỹ | Nhà đầu tư cần thực hiện ký quỹ và bù trừ theo giá thực tế hàng ngày | Không cần ký quỹ |
Chiến lược đầu tư hợp đồng tương lai hiệu quả
Chiến lược giao dịch đầu cơ theo xu thế giá
Chiến lược này khá đơn giản và hấp dẫn, tuy nhiên sẽ có nguy cơ gặp rủi ro cao. Khi nhà đầu tư dự đoán rằng thị trường sắp tăng giá thì sẽ mua hợp đồng tương lai trước rồi chờ đến khi giá tăng rồi bán ra. Còn nếu dự đoán thị trường sắp giảm giá thì nhà đầu tư nên bán HĐTL, và thực hiện vị thế “mua” để đóng giao dịch.
Chiến lược giao dịch trong ngày
Nhà đầu tư sẽ thực hiện chiến lược này bằng cách mua và bán trong ngày. Đến cuối ngày, nhà đầu tư đóng tất cả các vị thế đang nắm giữ về 0, để không chịu biến động qua đêm.
Kết luận
Bài viết trên chia sẻ về hợp đồng tương lai và tất tần tật những điều liên quan đến loại hợp đồng này. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Hợp đồng kỳ hạn là gì? Ý nghĩa và rủi ro của hợp đồng kỳ hạn
Giao dịch hợp đồng quyền chọn trên thị trường forex