M&A là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư. Chắc hẳn nhiều người đã nghe nói về những thương vụ M&A nổi tiếng ở cả quốc tế và Việt Nam, nhưng có thể họ chưa hiểu hết ý tưởng này. Bài viết dưới đây, Topsanfx sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về M&A, các hình thức phổ biến và 5 thương vụ M&A nổi tiếng ở nước ta.
Contents
M&A là gì?
M&A là viết tắt của cụm từ “Mergers” có nghĩa là “Sáp nhập” và “Acquisitions” có nghĩa là “Mua lại”. Mergers and Acquisitions là hành động giành quyền kiểm soát một doanh nghiệp thông qua hình thức mua bán/sáp nhập các sản phẩm, dịch vụ hoặc mua bán/sáp nhập 2 doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường kinh tế.
Mặc dù hai Mergers và Acquisitions đi chung nhưng 2 hành động này có sự khác biệt. Kết quả mà hai hành động này đem lại là như nhau, nhưng mối quan hệ giữa 2 đối tượng là khác nhau, từ đó quyết định việc “Sáp nhập” hay “Mua lại”.
- M – Mergers (Sáp nhập): được hiểu là những công ty hoạt động riêng lẻ, độc lập sáp nhập trở thành một. Các đơn vị này có thể là đối thủ cạnh tranh, hoặc có chung nhà cung cấp, khách hàng.
- A – Acquisitions (Mua lại): Một doanh nghiệp mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu của doanh nghiệp khác, sau đó giành toàn bộ quyền kiểm soát công ty đã mua lại. Thường thì công ty có quy mô lớn sẽ mua lại các doanh nghiệp nhỏ và giành quyền kiểm soát.
Lợi ích và hạn chế của M&A
M&A sẽ đem lại một số lợi ích và hạn chế:
Lợi ích của M&A
- M&A góp phần giúp cho doanh nghiệp nâng cao quy mô sản xuất. Nếu quy mô sản xuất lớn, vận hành hệ thống tăng, công ty sẽ mua nguyên liệu với số lượng lớn và được giá thành rẻ hơn. Từ đó giúp cải thiện hiệu suất kinh doanh tối ưu hơn.
- Sáp nhập và mua lại sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tăng thị phần, nhờ vào việc tập hợp các nguồn lực, nhóm khách hàng mục tiêu.
- Doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực phân phối và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng ở nhiều khu vực.
- Giúp mở rộng về mặt địa lý, gia tăng chi nhánh, từ đó cải thiện kênh phân phối hàng hóa.
- M&A giúp tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty mới, nâng cơ hội phát triển mở rộng.
- M&A giúp tối ưu hóa nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.
Hạn chế của M&A
- Nếu mua lại doanh nghiệp sẽ phải tốn một khoản chi phí rất lớn.
- Hoạt động M&A liên quan đến các vấn đề pháp lý rất phức tạp, và cần một khoản yêu cầu chi phí cao để xử lý pháp lý.
- Khi tập trung vào việc mua lại một doanh nghiệp thì những cơ hội giao dịch, mua bán khác trên thị trường sẽ bị bỏ qua.
- Việc quản lý, vận hành sẽ gặp khó khăn nếu có sự xung đột tiêu cực từ việc sáp nhập hai công ty, doanh nghiệp.
Các hình thức Mergers & Acquisitions
M&A theo chiều dọc
Mục tiêu của hoạt động sáp nhập là liên kết hai doanh nghiệp hoạt động chung một chuỗi giá trị sản xuất nhưng có sự khác nhau về giai đoạn sản xuất. Đặc điểm hoạt động M&A theo chiều dọc là đảm bảo kiểm soát và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng đầu ra cho hàng hóa, sản phẩm. Do đó, Mergers & Acquisitions theo chiều dọc sẽ kiểm soát sản lượng của đối thủ cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất cho các công ty.
Ví dụ: Doanh nghiệp A kinh doanh hàng may mặc, sáp nhập với công ty B là công ty dệt. Hoạt động sáp nhập này sẽ giúp nâng cao chuỗi cung ứng và hạn chế nguồn cung cho đối thủ cạnh tranh.
M&A theo chiều ngang
Sáp nhập giữa các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp. Các công ty này thường có cùng loại hàng hóa, chiến lược thương mại hoặc nhóm khách hàng. Hiệu quả từ hoạt động M&A theo chiều ngang sẽ thúc đẩy doanh số, lợi nhuận và thị phần đồng thời loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ: Công ty A chuyên về may mặc thời trang xuất khẩu sáp nhập với công ty B cũng kinh doanh may mặc thời trang xuất khẩu. Hoạt động M&A giúp loại bỏ đối thủ cạnh tranh B cho công ty A, đồng thời nâng cao thị phần khách hàng.
M&A kết hợp
Là hình thức thành lập công ty, doanh nghiệp, tập đoàn lớn thông qua việc sáp nhập và mua lại. Sự sáp nhật này xảy ra giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành và phục vụ cho cùng một cơ sở người tiêu dùng, nhưng họ không sản xuất cùng một thứ. Những hàng hóa này bổ sung cho nhau, cùng nhau chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và nhận diện thương hiệu.
Lợi ích mà hình thức kết hợp này mang lại là đa dạng hóa mặt hàng, sản phẩm, giúp tăng lợi nhuận, giảm rủi ro cho doanh nghiệp và tiếp cận được nguồn tài nguyên khách hàng có sẵn.
Ví dụ: Công ty A sản xuất quần áo thời trang với công ty B sản xuất giày dép. Quần áo và giày dép có chung phân khúc khách hàng, việc sáp nhập sẽ giúp công ty gia tăng loại hàng hóa phục vụ cho người tiêu dùng có nhu cầu, từ đó giúp tăng và tối ưu lợi nhuận.
Top 5 thương vụ M&A nổi tiếng
- Năm 2016, Big C Việt Nam được Central Group mua là với giá 1.14 tỷ USD. Bên cạnh đó, Central Group còn đầu tư mua lại điện máy Nguyễn Kim (một hệ thống phân phối thiết bị điện tử hàng đầu tại Việt Nam).
- Năm 2019, SK Group – SK South East Asia đã bỏ ra 1 tỷ USD để mua 6.1% cổ phần của Vingroup để trở thành một đối tác chiến lược của tập đoàn Vingroup.
- Vào tháng 4/2018, quỹ đầu tư của chính phủ Singapore (GIC Private Limited hoàn thành thương vụ mua lại Vinhomes với giá 1.3 tỷ USD.
- Vinacapital đã mua lại 70% giá trị cổ phần của khách sạn Hilton Opera Hà Nội với giá là 43 triệu USD.
- Công ty cổ phần Bamboo Capital đã mua lại 71% cổ phần của công ty bảo hiểm AAA. Số tiền Bamboo Capital đã bỏ ra là khoảng hơn 700 tỷ đồng.
Các bước thực hiện M&A
Bước 1: Tạo chiến lược M&A có mục tiêu với mục tiêu và lộ trình rõ ràng về cách đạt được điều đó.
Bước 2: Chọn tiêu chí tìm kiếm công ty mục tiêu. Các doanh nghiệp muốn sáp nhập hoặc mua lại một công ty khác phải xây dựng các tiêu chí đánh giá và lựa chọn ứng cử viên tốt nhất để thực hiện các hoạt động M&A nhằm tối đa hóa thu nhập. Tạo một danh sách các công ty mục tiêu tiềm năng dựa trên mục tiêu M&A của doanh nghiệp từ đó.
Bước 3: Từ danh sách các doanh nghiệp đã tạo trước đó, chọn các công ty tiềm năng có thể mua lại.
Bước 4: Nói chuyện với các doanh nghiệp tiềm năng có thể mua lại để tìm hiểu những gì phía bên kia muốn và cần.
Bước 5: Thu thập dữ liệu về công ty mục tiêu bằng cách yêu cầu đơn vị cung cấp hồ sơ tài chính, thông tin về sản xuất, dữ liệu về tình trạng công nợ, thông tin về khách hàng…
Bước 6: Thảo luận và thống nhất các điều khoản cụ thể với công ty mục tiêu và hai doanh nghiệp muốn mua.
Bước 7: Điều tra và phân tích tất cả các khía cạnh hoạt động của công ty mục tiêu (các chỉ số tài chính, tài sản cố định, công nợ, nguồn nhân lực, nguồn khách hàng, v.v.) để xác định giá trị thị của công ty mục tiêu.
Bước 8: Đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán có các thông số cụ thể mà hai bên đã thương lượng trước đó.
Bước 9: Thanh toán tài chính theo đúng tiến độ và điều khoản hai bên đã thỏa thuận.
Bước 10: Nhóm quản lý hai bên có thể sửa đổi một số điều kiện cho phù hợp nếu cần thiết. Sau đó, quá trình M&A có thể kết thúc.
Kết luận
Bài viết chia sẻ những thông ti chi tiết về M&A. Mong rằng bài viết đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Thị trường ngách là gì? Tìm hiểu về thị trường ngách