• Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Sitemap
Chủ Nhật, Tháng Ba 26, 2023
topsanfx.com
  • TRANG CHỦ
  • SÀN FOREX UY TÍN
    • TIN TỨC SÀN FOREX
  • PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
    • KIẾN THỨC TÀI CHÍNH
    • KIẾN THỨC FOREX
    • KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ
  • CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
    • TIN TỨC FOREX
  • KÊNH ĐẦU TƯ KHÁC
    • TIỀN ĐIỆN TỬ
    • ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
    • ĐẦU TƯ BO
    • ĐẦU TƯ VÀNG
  • Đăng Kí
    • Tài Khoản Live
    • Tài Khoản Demo
No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • SÀN FOREX UY TÍN
    • TIN TỨC SÀN FOREX
  • PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
    • KIẾN THỨC TÀI CHÍNH
    • KIẾN THỨC FOREX
    • KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ
  • CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
    • TIN TỨC FOREX
  • KÊNH ĐẦU TƯ KHÁC
    • TIỀN ĐIỆN TỬ
    • ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
    • ĐẦU TƯ BO
    • ĐẦU TƯ VÀNG
  • Đăng Kí
    • Tài Khoản Live
    • Tài Khoản Demo
No Result
View All Result
topsanfx.com
No Result
View All Result
Home KIẾN THỨC FOREX

Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật

topsanfx by topsanfx
24 Tháng Ba, 2021
in KIẾN THỨC FOREX, MÔ HÌNH GIÁ, Phân Tích Kỹ Thuật
0
Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật
0
SHARES
41
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Spread the love

Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật là một phương pháp phân tích kỹ thuật được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn và ứng dụng trong thị trường ngoại hối, tiền điện tử và chứng khoán.

Contents

  • 1 Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật tại đáy và đỉnh
  • 2 Đặc điểm cấu tạo của mô hình giá Rectangle
  • 3 Hai dạng mô hình giá Rectangle phổ biến
    • 3.1 Mô hình chữ nhật tăng dần
    • 3.2 Mô hình chữ nhật giảm dần
  • 4 Cách tính mục tiêu giá trong mô hình giá Rectangle
  • 5 Ví dụ minh họa cho mô hình giá Rectangle
    • 5.1 Mô hình giá Rectangle ở đáy – phá vỡ lên trên
    • 5.2 Mô hình giá Rectangle ở đáy – phá vỡ xuống dưới
    • 5.3 Mô hình giá Rectangle ở đỉnh – phá vỡ lên trên
    • 5.4 Mô hình giá Rectangle ở đỉnh – phá vỡ xuống dưới
    • 5.5 Share this:
    • 5.6 Like this:

Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật tại đáy và đỉnh

Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật
Mô hình giá Rectangle ở đáy

Mô hình giá Rectangle được cấu tạo bởi hai đường xu hướng song song nhau (là đường kháng cự và hỗ trợ), đây là hai đường thẳng nằm ngang, tuy nhiên, trong vài trường hợp thì chúng cũng có thể dốc lên hoặc xuống nhẹ.

Đường hỗ trợ được hình thành bởi ít nhất hai đáy có hình chữ “W”; đường kháng cự được hình thành bởi ít nhất hai đỉnh có hình dáng chữ cái “M”.

Khi giá dịch chuyển cào Mô hình Rectangle từ phía trên được gọi là hình chữ nhật ở đáy; trong trường hợp, khi giá dịch chuyển mô hình từ phía dưới, được gọi là hình chữ nhật ở đỉnh. Thông thường, những đỉnh có khả năng vượt lên đường kháng cự hoặc những đáy có khả năng vượt xuống đường hỗ trợ, thì được gọi chung là tín hiệu phá vỡ giả.

Trong một vài tình huống, giá có khả năng sẽ hồi lại và giảm xuống, khi chạm vào đường kháng cự phía trên, tuy nhiên, chúng vẫn chưa giảm đủ mạnh nên không thể chạm vào đường hỗ trợ bên dưới, mà ngay sau đó lại tăng lại hướng về đường kháng cự. Đây được gọi là sự “hụt hơi” (shortfall) và cung cấp tín hiệu về sự phá ngưỡng (breakout) “real” sẽ xảy ra theo xu hướng tăng.

Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật
Mô hình giá Rectangle ở đỉnh

Ngược lại, khi mà được đẩy mạnh lên từ vùng hỗ trợ nhưng vẫn chưa đủ lực để chạm vào kháng cự, tiếp đó hồi lại và giảm lại về hướng đường hỗ trợ.

  • Mô hình Rectangle tại đáy sẽ phá vỡ xuống đáy dưới khoảng 55% trên tổng thời gian.

Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật

  • Trung bình mức tăng tối đa trước khi giá bắt đầu một đợt điều chỉnh mới là khoảng 20% sau khi giá phá ngưỡng và di chuyển lên phía trên là khoảng 46%. Khi giá phá ngưỡng xuống dưới thì mực trung bình giảm sẽ nằm trong khoảng 14%.

Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật

  • Mô hình Rectangle tại đỉnh sẽ phá vỡ xuống đáy dưới khoảng 68% trên tổng thời gian.

Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật

  • Trung bình mức tăng tối đa trước khi giá bắt đầu một đợt thay đổi mới là khoảng 20% sau khi giá phá ngưỡng và di chuyển lên phía trên là khoảng 39%. Khi giá phá ngưỡng xuống dưới thì mực trung bình giảm sẽ nằm trong khoảng 17% (theo nghiên cứu của Bulkowski năm 2005).

Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật

Đặc điểm cấu tạo của mô hình giá Rectangle

Vì mô hình giá Rectangle được tạo ra khi giá bị hãm giữa hai đường xu hướng nên cấu tạo của nó sẽ nằm giữa 2 đường kháng cự và hỗ trợ. Khi bị giam vào vùng giá, giá sẽ có xu hướng cố gắng để vượt ra khỏi 2 đường giới hạn tạo nên các hình dạng chữ M và W. Vì vậy, khi nhìn vào một mô hình giá, người xem có thể nhìn thấy 3 thành phần:

  • Đường kháng cự
  • Đường hỗ trợ
  • Đỉnh giá và đáy giá nằm trong khu vực giới hạn.

Hai dạng mô hình giá Rectangle phổ biến

Mô hình chữ nhật tăng dần

Mô hình này xuất hiện sau giá có xu hướng đi lên và hiện diện ở đỉnh của xu hướng. Giai đoạn xuất hiện mô hình giá thường kéo dài trong 1-2 tuần, nếu thời gian này càng lâu thì giá sau khi bức phá sẽ có xu hướng càng mạnh.

Kirkpatrick và Dahlquist đã nhận định rằng sau khi thoát khỏi vùng kháng cự của xu hướng tăng thì 68% giá tăng và 32% giá giảm.

Mô hình chữ nhật giảm dần

Nếu mô hình chữ nhật tăng hình thành trong khi giá đi lên thì mô hình chữ nhật giảm hình thành khi giá đi xuống. Sau khi giá đã liên tục giảm trong một khoảng thời gian thì nó sẽ kháng cự lại xu hướng và tạo một đường đi ngang trước khi tiếp tục giảm theo chiều hướng của thị trường.

Theo Kirkpatrick và Dahlquist thì khả năng thay đổi của giá sau khi thoát khỏi khu vực này là 50%.

Cách tính mục tiêu giá trong mô hình giá Rectangle

Theo phương pháp phân tích kỹ thuật thì mục tiêu giá của mô hình hình chữ nhật được tính bằng độ cao của mô hình cộng với giá bị phá vỡ. Nhưng, theo nghiên cứu của Bulkowski năm 2008 cho ra được bốn công thức để tính mục tiêu giá như sau:

  • Phá vỡ lên trên đỉnh
    • Mô hình Rectangle ở đáy

Đỉnh của HCN + ((Đỉnh của HCN– đáy của HCN) x 85%)

    • Mô hình Rectangle ở đỉnh

Đỉnh của HCN + ((Đỉnh của HCN – đáy của HCN) x 80%)

  • Phá vỡ xuống dưới
    • Mô hình Rectangle ở đáy

Đáy của HCN – (( Đỉnh của HCN – Đáy của HCN) x 50%)

    • Mô hình Rectangle ở đỉnh 

Đáy của HCN – (( Đỉnh của HCN – Đáy của HCN) x 63%)

Ví dụ minh họa cho mô hình giá Rectangle

Mô hình giá Rectangle ở đáy – phá vỡ lên trên

Dưới đây là biểu đồ của Home Depot (HD) cho thấy mô hình chữ nhật tại đáy (bởi giá di chuyển từ trên xuống) có đường hỗ trợ hình thành bởi ba đáy và đường kháng cự hình thành bởi ba đỉnh. Nhà đầu tư nên để ý giai đoạn “hụt hơi” sau đỉnh thứ bốn, đây là tín hiệu nhằm xác định hướng đi cho sự phá vỡ.

Theo nghiên cứu của Bulkowski (2005), trong mô hình giá Rectangle tại đáy, thì một sự “hụt hơi” là chưa thực sự hồi lại xuống đường hỗ trợ sẽ cung cấp dấu hiệu chuẩn xác sự phá vỡ cao hơn 81% tổng thời gian; đồng thời tại đó cũng xảy ra một “sự giảm nhẹ” là chưa thực sự tăng lên đường hỗ trợ sẽ cung cấp dấu hiệu chính xác sự phá vỡ cao hơn 85% tổng thời gian.

Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật
Mô hình giá Rectangle ở đáy – phá vỡ lên trên

Mô hình giá Rectangle ở đáy – phá vỡ xuống dưới

Dưới đây là ví dụ về biểu đồ của 3M (MMM) cho thấy mô hình hình chữ nhật ở đáy phá vỡ xuống dưới và hình thành sự phá ngưỡng xuống dưới hỗ trợ. Trước khi mô hình xuất hiện, xu hướng giá đang giảm mạnh, dịch chuyển vào từ phía trên, sau đó hình thành một mô hình giá Rectangle ở đáy trái ngược với mô hình Rectangle ở đỉnh. Một mô hình giá Rectangle được cấu tạo bởi 5 đáy hình thành vùng hỗ trợ.

Nhà giao dịch cần chú ý, mặc dù không được thể hiện cụ thể trên biểu đồ trên, nhưng vùng hỗ trợ này thường có mức giá xấp xỉ với mức giá của vùng hỗ trợ của 6 tháng trước gần nhất. Đường kháng cự được hình thành bởi 4 đỉnh. Lưu ý phần phá vỡ tại đây rất mạnh tại đỉnh thứ ba; nhưng, giá lại không giữ nguyên xu hướng tăng bởi nó đã kết thúc thanh giá tại đường kháng cự chứ không phải trên đường kháng cự.

Phần “hụt hơi” sau đáy thứ 5 cung cấp tín hiệu về một sự phá ngưỡng xuống dưới, một sự phá ngưỡng xấp xỉ khoảng trống giá giảm xuống bên dưới đường hỗ trợ. Nếu nhà đầu tư đặt lệnh bán ra đầu ngày ngay tại thời điểm có khoảng trống giá giảm thì khả năng cao bị thua lỗ. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư bán vào lúc mở cửa và sử dụng công thức tính mục tiêu giá (Đáy trừ độ cao của hình chữ nhật), thì có khả năng sẽ bảo toàn được lệnh đó.

Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật
Mô hình giá Rectangle ở đáy – phá vỡ xuống dưới

Mô hình giá Rectangle ở đỉnh – phá vỡ lên trên

Dưới đây là biểu đồ của AT&T (T) nhà đầu tư có thể quan sát được một mô hình Rectangle ở đỉnh (vì giá dịch chuyển từ phía dưới), có thể thấy đường kháng cự được hình thành từ ba đỉnh và đường hỗ trợ được hình thành từ ba đáy. Nên lưu ý đáy thứ 3, có một sự “hụt hơi” xảy ra khi giá không thể vượt lên trên kháng cự; đây là tín hiệu về một sự phá vỡ xuống bên dưới.

Theo nghiên cứu của Bulkowski (2005), với mô hình Rectangle ở đỉnh, có một sự giảm nhẹ nhưng không thể hồi lại hoàn toàn để chạm đường hỗ trợ, thì đây là dấu hiệu về một sự phá vỡ lên trên độ chính xác cao trong khoảng 89%; đồng thời tại đây cũng có một sự giảm nhẹ nhưng chưa tăng hoàn toàn để chạm đến đường phá vỡ, là dấu hiệu về một sự phá vỡ xuống dưới tỷ lệ chính xác khoảng 61%.

Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật
Mô hình giá Rectangle ở đỉnh – phá vỡ lên trên

Mô hình giá Rectangle ở đỉnh – phá vỡ xuống dưới

Trong ví dụ dưới đây nhà giao dịch có thể thấy được một hình chữ nhật hơi dốc xuống với sự phá vỡ lên trên tại biểu đồ của 20+ Year Treasury Bond ETF (TLT). Trong mô hình này có ba đáy tạo ra đường hỗ trợ và đường kháng cự thì được cấu thành từ ba đỉnh. Nhà giao dịch cần lưu ý rằng sự giảm nhẹ sau đáy thứ ba đã không được diễn ra theo chiều hướng tích cực bởi nó đã sai trong việc xác nhận hướng dịch chuyển thật sự của sự phá ngưỡng. Tuy nhiên, các nhà giao dịch chỉ cần ra quyết định giao dịch khi giá đóng cửa nằm trên vùng kháng cự hoặc dưới vùng hỗ trợ chính xác là được.

Mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật
Mô hình giá Rectangle ở đỉnh –phá vỡ xuống dưới

Nhìn tổng quát thì giao dịch với mô hình giá Rectangle – Hình chữ nhật còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên nếu nhà đầu tư có thể nắm rõ các kiến thức và cách hoạt động của mô hình này trong từng xu hướng thì có thể ứng dụng nó hiệu quả hơn và cũng mang lại nhiều lợi nhuận bạn hơn.

Bài viết cung cấp thông tin về mô hình giá Rectangle, cách giao dịch cũng như những ví dụ cụ thể về mô hình này. Hy vọng chúng có ích với bạn. Chúc bạn có một ngày giao dịch hiệu quả và thành công!

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Like this:

Like Loading...
Previous Post

Có nên chơi Forex? Những điều cần lưu ý      

Next Post

Triều Tiên bất ngờ bắn hai tên lửa tầm ngắn

Next Post
Triều Tiên bất ngờ bắn hai tên lửa tầm ngắn

Triều Tiên bất ngờ bắn hai tên lửa tầm ngắn

Bài Xem Nhiều Nhất

Cập nhật những cổ phiếu tăng trưởng tốt năm 2023

Cập nhật những cổ phiếu tăng trưởng tốt năm 2023

by topsanfx
28 Tháng Hai, 2023
0

Năm 2021 không phải là năm không có nhiều lợi thế...

Đổi ngoại tệ ở tiệm vàng

Đổi ngoại tệ ở tiệm vàng có bị phạt không?

by Anh Tuan Nguyen
2 Tháng Hai, 2023
0

Tiệm vàng là một trong các địa chỉ quen thuộc mà...

Quỹ ETF MAFM VN30 là gì?

Quỹ ETF MAFM VN30 là gì? Các thông tin quan trọng cần biết

by Anh Tuan Nguyen
25 Tháng Bảy, 2022
0

Chỉ số VN30 là một trong những chỉ số quan trọng...

Cổ phiếu ESOP là gì? Tất cả thông tin về cổ phiếu ESOP

Cổ phiếu ESOP là gì? Tất cả thông tin về cổ phiếu ESOP

by Anh Tuan Nguyen
28 Tháng Sáu, 2022
0

Cổ phiếu ESOP là một trong những hình thức huy động...

Cổ phiếu tăng trưởng và những điều quan trọng

Cổ phiếu tăng trưởng và những điều quan trọng cần biết

by Anh Tuan Nguyen
27 Tháng Sáu, 2022
0

Cổ phiếu tăng trưởng là một trong các loại cổ phiếu...

Mẹo xác định thời điểm mua bán cổ phiếu

Mẹo xác định thời điểm mua bán cổ phiếu dễ sinh lời nhất

by Anh Tuan Nguyen
24 Tháng Sáu, 2022
0

Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành...

Airdrop Coin là gì? Cách kiếm tiền từ Airdrop Coin

Airdrop coin là gì? Cách kiếm tiền từ Airdrop Coin

by Anh Tuan Nguyen
13 Tháng Sáu, 2022
0

Rất nhiều người đã và đang kiếm tiền thông qua các...

Chứng khoán lưu ký là gì? Những quy định cần nắm

Chứng khoán lưu ký là gì? Những quy định cần nắm

by topsanfx
9 Tháng Sáu, 2021
0

Chứng khoán lưu ký là gì? Chứng khoán lưu ký là...

Đầu cơ và đầu tư-Những khác biệt cơ bản cần nắm

Đầu cơ và đầu tư-Những khác biệt cơ bản cần nắm

by topsanfx
29 Tháng Mười Hai, 2020
0

Đầu cơ và đầu tư là hai khái niệm khác nhau...

top san fx

Topsanfx.com-Trang web đánh giá sàn, cập nhật thông tin về thị trường ngoại hối trung lập. Các tin tức về sản phẩm, chính sách của các sàn forex uy tín trong nước và thế giới đều được cập nhật liên tục, minh bạch …

T.46 – Bitexco Financial Building, 02 Hải Triều, Q.1, Hồ Chí Minh

support@topsanfx.com

0907180889

XEM NHANH

Trang Chủ

Giới Thiệu

Sàn Forex Uy Tín

Vay Tài Chính

Kiếm Tiền Online

FINTECH

SITEMAP

ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

Forex

Metatrader 4

Metatrader 5

Copy Trade

Crypto là gì

Coin Tiềm Năng 2023

Coin Top

Kinh Nghiệm Mua Vàng

Vàng 14K

Vàng 18K

Vàng 24K

Học Chứng Khoán

Chứng Quyền

Chứng Khoán Phái Sinh

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Topsanfx.com .All Rights Reserved 2020 DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • SÀN FOREX UY TÍN
    • TIN TỨC SÀN FOREX
  • PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
    • KIẾN THỨC TÀI CHÍNH
    • KIẾN THỨC FOREX
    • KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ
  • CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
    • TIN TỨC FOREX
  • KÊNH ĐẦU TƯ KHÁC
    • TIỀN ĐIỆN TỬ
    • ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
    • ĐẦU TƯ BO
    • ĐẦU TƯ VÀNG
  • Đăng Kí
    • Tài Khoản Live
    • Tài Khoản Demo

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Tin tức uy tín nhanh chóng về sàn Forex.

Quên mật khẩu?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
%d bloggers like this: