Sổ bảo hiểm xã hội có cần thiết hay không? Những ai tham gia bảo hiểm xã hội sẽ nhận được cuốn sổ này. Vậy sổ bảo hiểm xã hội lưu trữ những thông tin gì? Và làm thế nào để tra cứu mã số BHXH? Hãy cùng Topsanfx tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
- 1 Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
- 2 Sổ bảo hiểm xã hội với mã số bảo hiểm xã hội giống hay khác nhau?
- 3 Nối sổ bảo hiểm nghĩa là gì?
- 4 Gộp sổ bảo hiểm xã hội là gì?
- 5 Cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội
- 6 Một số câu hỏi liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội
- 6.1 Sở hữu 2 sổ bảo hiểm xã hội có được không?
- 6.2 Mất sổ bảo hiểm xã hội cần làm gì?
- 6.3 Điều kiện để được cấp lại sổ BHXH
- 6.4 Tất toán sổ bảo hiểm xã hội
- 6.5 Có được tẩy xóa nội dung trên sổ bảo hiểm hay không?
- 6.6 Người lao động có được giữ sổ bảo hiểm không?
- 6.7 Quy định về hoạt động mua sổ bảo hiểm xã hội trước thời hạn
- 7 Kết luận
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Sổ bảo hiểm xã hội là sổ được cấp cho các đối tượng người lao động để theo dõi quá trình đóng và hưởng chế độ BHXH. Cuốn sổ này sẽ là căn cứ pháp lý để giải quyết chế độ và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Các thông tin được lưu trữ trong sổ bao gồm: mã số sổ bảo hiểm, quá trình đóng, thời gian làm việc, các chế độ mà người tham gia bảo hiểm đã hưởng.
Theo khoản 1, điều 96, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Cách tra cứu thời gian đóng BHXH
Sổ bảo hiểm xã hội với mã số bảo hiểm xã hội giống hay khác nhau?
Về bản chất thì sổ BHXH và mã số BHXH là giống nhau theo quy định tại công văn 3340/BHXH-ST 2017:
- Thay thế cụm từ “Số sổ” được in trên bìa và tờ rơi bảo hiểm xã hội bằng “Mã số”.
- Các sổ BHXH được cấp mới, hoặc cấp lại theo mẫu mới, từ ngày 01/8/2017 sẽ được đổi thành “Mã số”.
Nối sổ bảo hiểm nghĩa là gì?
Thường thì trong quá trình chuyển việc, người lao động sẽ tạm dừng đóng bảo hiểm một thời gian, rồi tiếp tục đóng bảo hiểm tại công ty mới. Thời điểm người lao động đóng bảo hiểm trở lại thì lúc này người lao động đang nối sổ bảo hiểm. Đóng nối sổ bảo hiểm sẽ giúp cho quá trình tham gia BHXH diễn ra liên tục.
Nếu lúc dừng làm việc ở công ty cũ nhưng vẫn chưa nhận lại sổ BHXH để tiếp tục đóng ở công ty mới, thì người lao động có thể cung cấp mã số BHXH để công ty mới tiếp tục đóng nối và không cần lấy sổ.
Gộp sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Đối với những đối tượng tham gia bảo hiểm mà có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên sẽ cần phải làm thủ tục gộp thành 1 sổ BH duy nhất để thuận tiện cho cơ quan BHXH quản lý và ghi nhận quá trình đóng, hưởng BHXH.
Cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội
Thực tế có rất nhiều người muốn tra cứu mã số bảo hiểm nhưng lại không biết phải làm thế nào? Dưới đây là một số cách tra cứu mã số sổ bảo hiểm xã hội mà người tham gia nên biết:
Cách 1: Xem mã số BHXH trên bìa của cuốn sổ bảo hiểm xã hội. Mã số sẽ được in phía dưới họ tên người lao động.
Cách 2: Tra cứu mã số BHXH trên website: Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Khi truy cập vào bạn sẽ cần nhập những thông tin cá nhân như: Tên, địa chỉ, ngày sinh theo yêu cầu và bấm chọn “Tôi không phải người máy” để tra cứu.
Cách 3: Tra cứu mã số BHXH tại ứng dụng VssID.
Đầu tiên bạn cần tải ứng dụng VssID về điện thoại, sau đó đăng nhập và nhấn chọn “Tra cứu”, tiếp tục chọn “Tra cứu mã số BHXH”, sau đó nhập thông tin được yêu cầu.
Một số câu hỏi liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội
Sở hữu 2 sổ bảo hiểm xã hội có được không?
Thông thường khi người lao động đi làm ở nhiều công ty khác nhau hoặc sử dụng cả căn cước công dân và chứng minh nhân dân sẽ có từ 2 sổ bảo hiểm trở lên.
Tuy nhiên, theo như quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật BHXH năm 2014, người lao động sẽ được cấp và giữ một cuốn sổ BHXH duy nhất. Đồng thời, mỗi một người chỉ được cấp 1 mã số sổ bảo hiểm tương ứng.
Theo đó, đối với những ai có từ 2 sổ BHXH thì sẽ được giải quyết theo quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
- Trường hợp người lao động có 2 sổ BHXH với thời gian đóng trùng nhau: Theo điểm 2.5 khoản 2 Điều 2, số tiền bảo hiểm đã nộp trùng nhau sẽ được hoàn trả lại cho người lao động. Và theo Khoản 2 điều 46, Cơ quan BHXH nơi quản lý người lao động có trách nhiệm hoàn trả.
- Trường hợp người lao động có 2 sổ bảo hiểm xã hội nhưng thời gian đóng không trùng nhau thì cơ quan quản lý BHXH có trách nhiệm thu hồi lại 2 sổ bảo hiểm và điều chỉnh lại cơ sở dữ liệu (bao gồm thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN…) vào sổ mới.
Mất sổ bảo hiểm xã hội cần làm gì?
Việc làm mất sổ BHXH sẽ ảnh hưởng đến việc hưởng các chế độ, quyền lợi thai sản, hưởng chế độ tai nạn giao thông, trợ cấp thất nghiệp,…Vậy người tham gia bảo hiểm cần làm gì khi bị mất sổ?
Nếu người tham gia làm mất hoặc hỏng sổ thì có thể yêu cầu bên BHXH cấp lại sổ mới. Người lao động có thể đến những cơ quan sau để yêu cầu làm lại sổ BHXH.
- Đối với người đang đi làm: Cần thông báo với doanh nghiệp hoặc cơ quan BHXH mà doanh nghiệp đăng ký quản lý.
- Đối với người tham gia tự nguyện: Liên hệ với đại lý hoặc người trực tiếp thu tiền BHXH.
- Đối với người lao động đã nghỉ việc: Có thể liên hệ và đến bất kỳ cơ quan BHXH nào trên toàn quốc.
Điều kiện để được cấp lại sổ BHXH
- Người tham gia sẽ được cấp lại bìa sổ bảo hiểm xã hội bị mất, hỏng, thay đổi số sổ/họ tên người lao động, gộp sổ, đã hưởng BHXH 1 lần nhưng chưa được hưởng.
- Người tham gia sẽ được cấp lại bìa sổ trong các trường hợp sai quốc tịch, giới tính.
- Người tham gia sẽ được cấp lại tờ rời sổ BHXH nếu bị mất hoặc hỏng sổ.
Để được cấp lại sổ người tham gia cần hoàn thành hồ sơ yêu cầu cấp lại sổ BHXH và nộp cho cơ quan quản lý.
Hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH bao gồm: Tờ khai điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu quy định.
Tất toán sổ bảo hiểm xã hội
Tất toán sổ bảo hiểm là hình thức đăng ký để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Để yêu cầu tất toán sổ bảo hiểm xã hội người lao động cần đến các cơ quan BHXH trên toàn quốc.
Để tất toán sổ BHXH, người tham gia cần phải đáp ứng được những điều kiện sau:
- Đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng BHXH đủ 20 năm
- Người lao động sau một năm nghỉ việc mà vẫn chưa đóng đủ 20 năm theo quy định và không tiếp tục đóng BHXH nữa.
- Người lao động ra nước ngoài định cư hoặc mắc các bệnh theo quy định của bộ Y tế (Ung thư, bại liệt, phong, HIV/ AIDS…).
- Lực lượng vũ trang khi xuất ngũ/thôi việc nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Hồ sơ tất toán bao gồm: Đơn xin hưởng chế độ BHXH 1 lần và sổ BHXH.
Có được tẩy xóa nội dung trên sổ bảo hiểm hay không?
Câu trả lời là không được phép. Nếu người tham gia tự ý tẩy xóa và sửa đổi nội dung trong sổ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 21, điều 1, nghị định 88/2015/NĐ-CP:
“Phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu động với hành vi tẩy xóa, sửa chữa sổ BHXH”.
Người lao động có được giữ sổ bảo hiểm không?
Theo quy định thì người lao động sẽ được quyền tự giữ và bảo quản sổ bảo hiểm. Điều này được quy định tại khoản 2 Điều 18 và khoản 3 Điều 19 Luật BHXH năm 2014:
Điều 18: Quyền lợi của người lao động được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
Điều 19: Người lao động có trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
Quy định về hoạt động mua sổ bảo hiểm xã hội trước thời hạn
Hoạt động mua sổ BHXH trước thời hạn là vi phạm pháp luật. Có những đối tượng giả mạo cơ quan quản lý BHXH đi thu mua sổ bảo hiểm trước hạn, đánh vào tâm lý cần tiền của một bộ phận người lao động.
Hành động này là hành động trục lợi từ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, gây ảnh hưởng đến lợi ích của người tham gia và tạo gánh nặng cho nền kinh tế. Hành vi rao bán sổ bảo hiểm trước hạn sẽ bị xử phạt theo quy định trong luật BHXH.
Kết luận
Bài viết trên chia sẻ những thông tin chi tiết về sổ bảo hiểm xã hội, cách tra cứu mã số cũng như giải đáp những vấn đề liên quan đến sổ BHXH. Hy vọng bài viết trên đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Cách đăng ký tài khoản trên app VssID
Bảo hiểm thân thể – Một số lưu ý khi tham gia