Số dư tạm tính là một trong những thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất trong các lĩnh vực ngân hàng. Đặc biệt trong các hoạt động sử dụng thẻ tín dụng. Vậy cụ thể hơn số dư tạm tính là gì? Nếu số dư tạm tính âm có ảnh hưởng gì hay không? Cùng Topsanfx tìm hiểu ngay bài viết phân tích sau đây nhé!
Contents
Số dư tạm tính là gì?
Số dư tạm tính được xem là số dư nợ được ngân hàng tạm tính cho những đối tượng sử dụng thẻ tín dụng khi ngày sao kê trùng với các ngày lễ/tết.
- Quản lý tiền bạc hiệu quả với quy tắc 50/30/20
- Mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người có được không?
- Mẫu bảng chi tiêu cá nhân trong 1 tháng bằng Excel
- Quỹ dự phòng tài chính cá nhân là gì? Cách xây dựng quỹ
Điều này giúp mọi người dùng giảm thiểu các vấn đề rủi ro phát sinh như nợ quá hạn dẫn đến bị phạt chậm thanh toán. Khi đó, lịch sử tín dụng của người dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Số dư tạm tính âm là những số dư tạm tính có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0.
Ngoài số dư tạm tính thì bên cạnh đó vẫn còn một vài khái niệm khác liên quan như sau:
- Dư nợ cuối kỳ của thẻ tín dụng: Số dư cuối kỳ của thẻ tín dụng là số tiền còn nợ vào cuối chu kỳ trả nợ. Nếu người dùng thanh toán (trả nợ) đúng hạn thì khi đó dư nợ ở kỳ cuối cùng sau khi thanh toán sẽ bằng 0.
- Số dư khả dụng của thẻ tín dụng: Số tiền còn lại trên thẻ mà người dùng có thể chi tiêu hoặc rút ra.
Tại sao số dư tạm tính bị âm?
Số dư tạm tính bị âm là gì?
Số dư tạm tính bị âm xảy ra khi số tiền bị phong tỏa nhiều hơn hoặc bằng so với số dư có trong tài khoản + Hạn mức thấu chi (nếu có) – Số dư tối thiểu.
Trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, số dư tạm tính bị âm luôn có tần suất xảy ra khá nhiều. Nó có thể xuất phát từ các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan đến từ các chủ thể khác nhau.
Nguyên nhân khiến số dư tạm tính bị âm
Số dư tạm tính bị âm do số tiền trong tài khoản bị phong tỏa và ngân hàng sẽ phong tỏa một phần/toàn bộ số tiền có trong thẻ tín dụng trong những trường hợp sau:
- Chủ tài khoản yêu cầu bên phía ngân hàng phong tỏa số tiền hoặc tạm khóa tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định.
- Phát sinh các vấn đề tranh chấp liên quan đến tài khoản chung giữa các chủ tài khoản chung với nhau.
- Các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan thuế, Tòa án, Viện Kiểm Sát, …) có quyền yêu cầu Ngân hàng khóa tài khoản để điều tra theo các quy định của pháp luật hiện hành.
- Ngân hàng phát hiện các vấn đề sai sót hoặc những dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản của người dùng.
Cách xử lý khi số dư tạm tính bị âm
Hầu hết các trường hợp số dư tạm tính bị âm cũng không quá nghiêm trọng (nếu bạn không rơi vào các trường hợp vi phạm pháp luật). Để khắc phục tình trạng này, bạn cần đến ngay các quầy giao dịch gần nhất để yêu cầu đội ngũ nhân viên hỗ trợ giải quyết các vấn đề này nhanh chóng.
Khi đó, các giao dịch viên sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp CMND/CCCD theo đúng quy định của ngân hàng. Tùy theo từng lý do cụ thể mà mức độ xử lý sẽ nhanh hoặc chậm khác nhau.
Để giảm thiểu tối đa những trường hợp bị âm tiền, mỗi cá nhân sử dụng thẻ tín dụng cần phải lưu ý các vấn đề sau đây:
- Ưu tiên những mức lãi suất quá hạn thẻ phù hợp với tài chính của bản thân.
- Luôn đảm bảo việc thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến khái niệm số dư tạm tính là gì. Cũng như lý giải được vấn đề số dư tạm tính âm có sao hay không. Mong rằng những kiến thức mà Topsanfx cung cấp bên trên sẽ mang đến cho bạn những điều cần thiết nhất trong quá trình thực hiện các giao dịch ngân hàng.
Bài viết liên quan:
- Bí quyết gia tăng tài khoản tiết kiệm
- Kinh nghiệm gửi tiết kiệm sinh lời nhiều nhất?
- Vì sao đầu tư dài hạn hiệu quả hơn đầu tư ngắn hạn?
- Tư vấn tài chính cá nhân là gì? Kinh nghiệm chọn tư vấn viên