Số Graham là gì? Số Graham được sử dụng trong những lĩnh vực nào? Hãy cùng Topsanfx theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể hơn về số Graham và phương pháp graham nhé!
Contents
Số Graham trong lĩnh vực toán học
Số Graham hay còn được gọi là Graham’s Number. Trong lĩnh vực toán hoạc số Graham là con số khổng lồ phát sinh như giới hạn trên của một vấn đề nào đó dựa trên lý thuyết của Ramsey. Ramsey là người đã sử dụng Graham trong các cuộc trò chuyện với Martin Gardner (nhà khoa học phổ thông).
Đến năm 1977, Martin Garner đã chính thức giới thiệu số Garham với công chúng trên tạp chí Scientific American. Số Garham lớn hơn nhiều so với số Skewes, số Moser và số Googolplex. Nó lớn đến nỗi con người không thể tưởng tượng được.
Số Graham trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh
Phương pháp Graham là gì?
Benjamin Graham là phương pháp dùng để đo lường giá trị cơ bản của một loại cổ phiếu nào đó bằng việc tính thu nhập trên mỗi cổ phiếu (chỉ số EPS) và giá trị sổ sách trên một cổ phiếu (BVPS).
Nhà đầu tư sẽ có thể tìm ra phạm vi giới hạn giá cổ phiếu dựa vào phương pháp Graham.
Theo lý thuyết thì nếu giá cổ phiếu đó nhỏ hơn số Graham tức là định giá thấp và đáng để đầu tư.
Công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp Graham
Công thức 1
Công thức này được Benjamin Graham công bố trong cuốn sách “Phân tích chứng khoán”
V = EPS x (8.5 + 2g) |
Trong đó:
- V – giá trị của cổ phiếu
- EPS – tỷ suất thu nhập trên mỗi cổ phiếu sau thuế (lũy kế tháng 12 tháng gần nhất)
- 8.5 – tỷ lệ P/E ước tính của mỗi cổ phiếu với tốc độ tăng trưởng thu nhập 0%
- g – tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân trong khoảng 7 đến 10 năm tiếp theo.
Công thức 2
Công thức định giá cổ phiếu số 2 như sau:
V = EPS x (8.5 + 2g) x 4.4/y |
Trong đó:
- V – Giá trị cổ phiếu.
- EPS – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu sau thuế lũy kế trong 12 tháng gần nhất.
- 8.5 – Tỷ lệ P/E ước tính của mỗi cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng thu nhập là 0%.
- g – Tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân từ 7-10 năm tiếp theo.
- 4.4 – Tỷ suất thu hồi vốn tối thiểu (lãi suất phi rủi ro) năm 1962.
- y – Lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp xếp hạng AAA 20 năm hiện tại.
Công thức 3
Công thứ thứ 3 như sau:
V = (22.5 x EPS x BVPS)1/2 |
Trong đó:
- V – Giá trị cổ phiếu.
- EPS – Thu nhập trên mỗi cổ phiếu sau thuế lũy kế trong 12 tháng gần nhất.
- BVPS – Giá trị sổ sách/cổ phần
Ví dụ cho công thức định giá của Benjamin Graham
Giả sử, một doanh nghiệp có cổ phiếu X với những thông số sau:
- EPS = 5.000 đồng/cổ phiểu.
- g = 7%/năm (trung bình từ 5 – 10 năm).
- y = 6 (lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp = 6%).
- BVPS = 40.000 đồng/cổ phiếu.
Ta tính được như sau:
- Công thức 1: V1 = EPS x (8.5 + 2g) = 5.000 x (8.5 + 2×7) = 112.500 đồng/cổ phiếu.
- Công thức 2: V2 = [EPS x (8.5 + 2g) x 4.4]/y = [5.000 x (8.5 + 2×7) x 4.4]/6 = 82.500 đồng/cổ phiếu.
- Công thức 3: V3 = (22.5 x EPS x BVPS) ^ (½) = (22.5 x 5.000 x 50.000) ^ (½) = 67.000 đồng/cổ phiếu.
Lưu ý khi dùng phương pháp Graham trong thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán Mỹ là nơi áp dụng phương pháp tiếp cận của Graham lần đầu tiên vào giữa thế kỷ 20. Các nhà đầu tư tại Việt Nam vẫn có thể sử dụng Graham để xác định giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên, công thức 1 sẽ được sửa đổi như sau khi sử dụng với chứng khoán Việt Nam:
V = EPS * (7 +1.5g) |
Công thức 2 cũng được điều chỉnh như sau:
V = [EPS x (7 + 1.5g) x 4.4]/y |
Mặc dù kỹ thuật Graham rất hiệu quả trong việc đánh giá các công ty, những yếu tố này có thể thay đổi theo thời gian dựa trên hoàn cảnh thực tế ở từng khu vực địa phương. Do đó, để đánh giá cổ phiếu một cách chính xác nhất, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng và kết hợp với các phương pháp khác.
Lời kết
Bài viết trên chia sẻ cụ thể về số Graham. Đồng thời cũng đưa ra các công thức định giá cổ phiếu theo phương pháp Graham. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Chiến lược đầu tư chứng khoán cho người ít vốn