Lý thuyết đồng đô la cười (The Dollar Smile Theory) trong Forex chỉ ra rằng đô la Mỹ có thể tăng cả trong điều kiện thị trường tốt và xấu. Đôi khi thị trường kinh tế toàn cầu làm bạn tưởng chừng như đồng đô la Mỹ sẽ giảm nhưng thật ngạc nhiên là nó lại đang tăng cao hơn chứ không có dấu hiệu giảm xuống. Tại sao lại có điều đó xảy? Thuyết đồng đô la cười trong Forex sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó.
Contents
Thuyết đồng đô la cười là gì?
Thuyết đồng đô la cười là một khái niệm phổ biến minh họa rằng đô la Mỹ luôn tích cực cho dù điều kiện thị trường tốt hay xấu.
Trên thực tế, một nhà kinh tế học từng làm việc tại Morgan Stanley tên là Stephen Jen, hiện đang điều hành quỹ đầu cơ và công ty tư vấn Eurizon SLJ Capital ở London đã nghĩ ra một lý thuyết để giải thích hiện tượng này vào năm 2007 và đặt tên cho nó là Thuyết đồng đô la cười (The Dollar Smile Theory)
Tại sao lại xảy ra thuyết đồng đô la cười?
Theo thuyết đồng đô la cười của Stephen Jen, đồng đô la Mỹ hoạt động tốt nhất khi thế giới tài chính ở trạng thái rất tốt hoặc rất xấu.
Ông đã đưa ra lý thuyết này với mục đích giải thích tại sao đồng đô la lại hoạt động theo cách như vậy.
Sau đây là 3 giai đoạn kịch bản mà ông đưa ra để giải thích cho sự tăng trưởng tích cực của đô la Mỹ:
Số 1: Đồng đô la mạnh do không thích rủi ro
Phần đầu của nụ cười cho thấy đồng đô la Mỹ được hưởng lợi từ tâm lý ngại rủi ro của nhà đa số nhà đầu tư, điều này khiến họ chuyển sang các loại tiền tệ được cho là nơi trú ẩn an toàn như đô la Mỹ và yên Nhật.
Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư nhận định nền kinh tế toàn cầu đang ở thế bất ổn cho nên họ do dự theo đuổi các tài sản rủi ro mà thay vào đó đặt toàn bộ tiền mặt vào nơi chốn an toàn hơn là đô la Mỹ hoặc trái phiếu chính phủ.
Họ cho rằng bất kể điều kiện kinh tế như thế nào, đô la Mỹ luôn là một đồng tiền ổn định và mạnh mẽ.
Số 2: Đồng đô la suy yếu xuống mức thấp mới do suy thoái kinh tế
Kịch bản giao đoạn 2 của Thuyết đồng đô la cười là đồng đô la Mỹ giảm xuống mức thấp mới. Phần dưới của nụ cười phản ánh hoạt động mờ nhạt, hiệu suất tồi tệ của đồng đô la khi nền kinh tế Mỹ đang phải vật lộn với các yếu tố cơ bản
Ngoài ra, khả năng lãi suất giảm cũng ảnh hưởng đến vị thế của USD. Mặc dù nếu các quốc gia khác cũng dự kiến cắt giảm lãi suất thì điều này cũng không gây ảnh hưởng nhiều.
Từ đó dẫn đến việc những người tham gia thị trường bắt đầu di cư khỏi đồng đô la.
Một yếu tố khác là hiệu quả kinh tế tương đối giữa Mỹ và các nước khác. Nền kinh tế Mỹ có thể không quá khủng khiếp nhưng nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này yếu hơn các nước khác thì các nhà đầu tư sẽ thích bán đô la Mỹ của họ và mua tiền tệ của nước có nền kinh tế mạnh hơn.
Họ sẽ chuyển từ việc mua sang bán đô la Mỹ, chuyển sang các loại tiền tệ mang lại lợi suất cao hơn.
Số 3: Đồng đô la mạnh lên do kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại
Khi sự lạc quan tăng lên và các dấu hiệu phục hồi kinh tế xuất hiện, tâm lý đối với USD bắt đầu tăng lên.
Đồng đô la Mỹ tiếp tục tăng trưởng trở lại do nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Sau mức thấp, một nụ cười mới xuất hiện khi nền kinh tế nhìn thấy những dấu hiệu phục hồi.
Tăng trưởng mạnh thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Mỹ dẫn đến dòng vốn chảy vào nền kinh tế nhiều hơn. Điều này có thể dẫn đến việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nâng lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp thấp, niềm tin của người tiêu dùng mạnh và GDP tăng.
Kết quả là, đồng bạc xanh tăng giá và hoàn thành nụ cười, kết thúc giai đoạn cuối của Thuyết đồng đô la cười.
Lời kết
Như bạn có thể thấy, trong 1 năm qua do đại dịch toàn cầu đã làm cho nhiều nền kinh tế trên toàn thế giới bị ảnh hưởng, đồng đô la Mỹ đang đóng vai trò là một đồng tiền trú ẩn an toàn. Nhưng nếu các nền kinh tế từ của các nước khác có thể cải thiện và bắt đầu tăng trưởng nhanh hơn nền kinh tế Mỹ, thì đồng đô la Mỹ sẽ suy yếu.
Trong mọi trường hợp, Thuyết đồng đô la cười là một lý thuyết quan trọng bạn cần ghi nhớ. Hãy nhớ tất cả các nền kinh tế đều có tính chu kỳ, chúng mạnh lên rồi yếu đi và cứ liên tục lặp lại như vậy. Quan trọng là bạn phải xác định nền kinh tế Mỹ đang ở giai đoạn nào và sau đó so sánh nó hoạt động như thế nào với các nền kinh tế còn lại của thế giới.