Trái phiếu địa phương được biết đến là một trong những phương thức gọi vốn được phát hành bởi các đơn vị tài chính địa phương. Vậy trái phiếu địa phương là gì? Rủi ro trái phiếu chính quyền địa phương hiện nay như thế nào? Để giải đáp các vấn đề này hãy cùng với topsanfx tìm hiểu ngay các nội dung sau đây nhé!
Contents
Khái quát về trái phiếu địa phương là gì?
Trái phiếu địa phương là gì?
Trái phiếu địa phương là một trong những loại trái phiếu được phát hành bởi các chính quyền địa phương. Chúng được phát hành dựa trên các thẩm quyền chuyên trách cũng như các một số điều kiện quy định khác. Trái phiếu này có kỳ hạn giao động từ một năm trở lên. Cơ quan ban hành trái phiếu địa phương thường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy quyền phát hành.
- Chứng khoán lưu ký là gì? Những quy định cần nắm
- Force Sell là gì? Phân biệt Force Sell và Call Margin
- Trái phiếu xanh là gì? Các quy định phát hành trái phiếu xanh
- Trái phiếu đô thị là gì? Có nên đầu tư trái phiếu đô thị ở Việt Nam?
Mục đích của hoạt động này nhằm huy động được nguồn vốn cho các công trình, dự án đầu tư của địa phương đó. Mọi quá trình phát hành trái phiếu đều phải có giấy phép đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán.
Mục đích phát hành trái phiếu địa phương
Việc phát hành trái phiếu địa phương sẽ nhằm hướng đến các mục đích cơ bản sau đây:
- Đầu tư phát triển kinh tế – xã hội: Bao gồm những dự án thuộc ngân sách địa phương theo quy định và các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương. Điều đáng nói lãi suất chi trả cho loại trái phiếu này đều được miễn thuế.
- Tài trợ cho các công trình công cộng: Bản chất của khoản vay này được xem như là một khoản vay để nhà đầu tư có thể tài trợ cho các công trình công cộng như cầu đường, bệnh viện, trường học, công viên, …
Đặc điểm của trái phiếu chính quyền địa phương
Mệnh giá phát hành
Trái phiếu địa phương hiện có mệnh giá là 100.000 vnd (một trăm nghìn đồng) được phát hành với số lượng trái phiếu lớn. Điều này sẽ đảm bảo tối ưu hóa việc huy động nguồn vốn. Riêng các mệnh giá trái phiếu chính quyền địa phương khác sẽ có giá là bội của 100.000 vnd (một trăm nghìn). Đây đều là những quy định chung cơ bản của loại trái phiếu chính quyền địa phương này.
Kỳ hạn phát hành
Kỳ hạn của trái phiếu này thường khoảng 1 năm trở lên. Thông thường, kỳ hạn này sẽ được các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định sau khi nhận được các lợi nhuận sau đầu tư. Kỳ hạn này hoàn toàn đảm bảo phù hợp với các nhu cầu sử dụng vốn thiết yếu và các điều kiện môi trường tương quan khác. Cơ sở này sẽ tạo tiền đề giúp việc triển khai các dự án được tối ưu hơn hết.
Khối lượng phát hành
Tại mỗi thời điểm nhất định, khối lượng phát hành sẽ được quy định khác nhau do các chủ thể phát hành quyết định. Lưu ý, quyết định này sẽ được xác định dựa trên các cơ sở như sau:
- Nhu cầu sử dụng vốn của địa phương đó
- Khả năng huy động vốn trên thị trường
- Thuộc hạn mức phát hành được các cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Thông tư 100/2015/TT-BTC.
Lãi suất phát hành
Lãi suất phát hành trái phiếu này do chủ thể phát hành quyết định tại mỗi thời điểm phát hành. Tuy nhiên, mức lãi suất này sẽ đảm bảo không được vượt quá khung lãi suất mà Bộ tài chính đã quy định trước đó (quy định tại Điều 9 Thông tư 100/2015/TT-BTC).
Trong thời gian chậm nhất 15 ngày làm việc trước thời điểm tổ chức phát hành trái phiếu này. Thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải nhanh chóng gửi các thông báo hoạch định/kế hoạch phát hành trái phiếu. Mục đích của hoạt động này là nhằm giúp cho Bộ Tài chính biết rõ được và có thể thông báo khung lãi suất phát hành trái phiếu.
Phương thức phát hành
Quy định tại Điều 10 Thông tư 100/2015/TT-BTC, trái phiếu địa phương sẽ được phát hành theo các phương diện sau đây:
- Phương thức đấu thầu
- Phương thức bảo lãnh phát hành
- Phương thức đại lý phát hành
Đây được xem là 03 phương thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương phổ biến nhất tại hầu hết các địa phương hiện nay. Mỗi phương thức phát hành sẽ đều có những quy định riêng biệt và được quy định rõ theo các quy định hiện hành của pháp luật hiện nay.
Đăng ký, lưu ký, niêm yết trái phiếu
Hoạt động đăng ký, lưu ý, niêm yết trái phiếu địa phương sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư 100/2015/TT-BTC như sau:
- Hoạt động đăng ký, lưu ký sẽ được thực hiện tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. Hoạt động niêm yết và các giao dịch khác được tiến hành tại Sở Giao dịch chứng khoán theo các yêu cầu đến từ chủ thể phát hành.
- Khi đó, mọi quy trình đăng ký lưu ký niêm yết bắt buộc phải thực hiện theo các quy định của trái phiếu Chính phủ.
Thanh toán lãi, gốc trái phiếu
Thanh toán lãi, gốc trái phiếu địa phương được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư 100/2015/TT-BTC như sau:
- Nhiệm vụ thanh toán lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn thông qua các nguồn vốn hợp pháp sẽ do chủ thể phát hành thực hiện.
- Các dự án phát triển kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi theo các ngân sách của các cơ quan cấp tỉnh. Thì việc thanh toán sẽ được đảm bảo từ nguồn ngân sách cấp tỉnh.
- Các dự án có khả năng tự hoàn vốn thì nguồn thu thanh toán lãi và gốc trái phiếu được thu từ các dự án này. Khi đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí chi trả các khoản tiền liên quan này.
Phí trái phiếu chính quyền địa phương
Căn cứ Điều 19 Thông tư 100/2015/TT-BTC, việc phát hành trái phiếu địa phương sẽ kèm theo các khoản phí sau:
- Phí phát hành trái phiếu: Bao gồm phí đấu thầu, phí bảo lãnh phát hành, phí đại lý phát hành trái phiếu địa phương. Các khoản phí này sẽ bằng với mức phí phát hành trái phiếu Chính phủ áp dụng riêng cho từng phương thức cụ thể tại thị trường trong nước.
- Phí thanh toán gốc, lãi trái phiếu: Khoản phí này thường được áp dụng theo thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ theo quy định hiện hành. Nguồn thanh toán phí này được đảm bảo từ ngân sách cấp tỉnh.
Rủi ro của trái phiếu chính quyền địa phương
Mặc dù, hoạt động phát hành trái phiếu địa phương sẽ đem đến rất nhiều lợi ích hấp dẫn. Tuy nhiên, đi kèm với các lợi ích này là những vấn đề rủi ro hệ lụy liên quan khác. Tại thời điểm 2013, hầu như có rất nhiều địa phương đã công bố thông báo các kế hoạch phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Lúc này, nhiều chuyên gia đã đưa ra rất nhiều thông tin cảnh báo về vấn đề nợ xấu.
Đến cuối năm 2020, UBND TP HCM đã và đang phát hành hơn 2.000 tỷ đồng loại trái phiếu này. Theo chuyên gia “Bùi Kiến Thành” bản chất của việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương là một hoạt động đi vay tiền của dân. Nếu địa phương không đảm bảo tất toán đúng hạn sẽ có thể dẫn đến tình trạng phá sản.
Lời kết
Bài viết trên đây đã chia sẻ chi tiết về vấn đề trái phiếu địa phương là gì. Cũng như những đặc điểm của trái phiếu chính quyền địa phương tại thời điểm hiện tại. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu rõ được các rủi ro của việc phát hành loại trái phiếu này.
Xem thêm