Phân tích kỹ thuật được xem là “kim chỉ nam” cho một phiên giao dịch ngoại hối, chứng khoán,… Khi nắm rõ cách vận hành cũng như áp dụng chính xác công cụ này, các trader sẽ thành công.
Contents
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu và dự báo giá cả sản phẩm của thị trường dựa trên các dữ liệu của thị trường đó trong quá khứ. Có nghĩa là nhà đầu tư cần quan sát biến động giá trước đó đã tăng hay giảm để chiếm lược giao dịch một cách chính xác nhất. Phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều công cụ tương tự trong kinh tế học hành vi và phân tích định lượng. Theo định nghĩa trong Wikipedia
Để trở thành một trader chuyên nghiệp bạn nên tạo cho mình một thói quen quan sát, cập nhật lịch sử xu hướng giá, để hình thành một quyển “bí kíp” riêng để ứng dụng cho những phiên giao dịch kế tiếp.
Tóm lại, phân tích kỹ thuật là nghiên cứu xu hướng giá đã xảy ra để dự đoán xu hướng giá tương lai.
Đây là biểu đồ dự đoán xu hướng giá biến động như thế nào trong tương lai.
Các điểm đặc trưng của phân tích kỹ thuật
Nếu đối với phân tích cơ bản, các nhà phân tích cần quan tâm các nhân tố tác động đến giá của tài sản như: các sự kiện xã hội – chính trị, các chỉ số tài chính, kinh tế. Thì với phân tích kỹ thuật, những tiêu chí cần quan tâm là giá tăng – giảm như thế nào, khối lượng đã giao dịch, từ đó dựa vào các biểu đồ giá để nghiên cứu, dự đoán các sự thay đổi của giá trong khoảng thời gian sắp tới.
Về cơ bản, phân tích kỹ thuật sẽ thu thập, tìm hiểu, phân tách về khuynh hướng cung – cầu của thị trường, các động thái của bên mua và bên bán; vì những thế lực này ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc và quyết định của các nhà đầu tư. Có 3 nguyên tắc mà nhà đầu tư nào cũng phải ghi nhớ khi áp dụng phân tích kỹ thuật vào chiến lược của mình:
- Có rất nhiều nhân tố khác nhau tác động đến thị trường.
- Giá sẽ biến động theo xu hướng của thị trường.
- Lịch sử sẽ lặp lại với tần suất khá thường xuyên.
Các nhà đầu tư phải có một lượng kiến thức và hiểu biết khá rộng khi áp dụng phương pháp phân tích kỹ thuật, vì kỹ thuật này cần người dùng phải đọc được biểu đồ giá, hiểu được các chỉ báo kỹ thuật,… Đây là phương pháp chỉ hợp với các nhà đầu tư lựa chọn giao dịch ngắn hạn. Bên cạnh đó, phân tích kỹ thuật cũng không dành cho các “người chơi mới”, ít kinh nghiệm.
Điểm mạnh – Điểm yếu của phân tích kỹ thuật:
Điểm mạnh
- Tính ứng dụng cao: Có thể sử dụng để phân tách và nghiên cứu rất nhiều loại tài sản như cổ phiếu, crypto, ngoại hối, hàng hóa,… Bên cạnh đó còn có thể áp dụng cho nhiều khoảng thời gian từ đơn vị phút đến đơn vị tháng. Chính vì khả năng đó mà các trader có thể dùng trong nghiên cứu thị trường trung và ngắn hạn.
- Nhiều công cụ phân tích: Ở thời điểm hiện tại, các công cụ, chỉ báo phục vụ cho công cuộc phân tích kỹ thuật rất đa dạng. Hầu hết các bộ công cụ này đều có mặt trên các sàn Forex lớn như: Tradingview, MT4, MT5,…
- Độ chính xác cao: Thay vì dựa vào cảm tính hay xem việc đầu tư như một canh bạc may rủi, bộ công cụ và các kỹ năng nghiên cứu sẽ đem lại cơ hội nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho các trader. Các nhà đầu tư sẽ có khả năng dự đoán chính xác giá trong tương lai cao hơn nhờ theo dõi và nghiên cứu các diễn biến giá của thị trường hiện tại.
Điểm yếu
- Có thể có các tín hiệu sai: Sẽ luôn luôn có các biến cố bất ngờ xảy ra và ảnh hưởng đến thị trường nên đôi khi các tín hiệu từ thị trường có thể không chính xác. Điều này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của phân tích.
- Nền tảng kiến thức lớn: Vì phải liên tục theo dõi, dự đoán về thị trường, các thay đổi, biến động của giá cũng như đọc các chỉ báo chuyên môn nên phương pháp này yêu cầu người sử dụng phải có kiến thức và thông thạo. Đây chính là một trong các rào cản cho những trader đang tìm hiểu về thị trường.
- Chỉ phù hợp với giao dịch trung – ngắn hạn: Phương pháp này chỉ phát huy hiệu quả tối đa của nó khi được sử dụng để dự đoán trong ngắn hạn. Nếu muốn dùng để dự đoán trong dài hạn thì nhà giao dịch cần phải cân nhắc đến các yếu tố như tình hình chính trị của đất nước, môi trường kinh tế, thị trường vốn,…
- Độ chậm trễ đặc trưng: Vì phân tích kỹ thuật xem xét thị trường trước đó để dự báo thị trường sắp tới, do đó, nếu có một sự kiện bất ngờ xảy ra thì các nhà đầu tư sẽ không kịp trở tay. Vì thế, các nhà đầu tư buộc phải sử dụng thêm phân tích cơ bản.
Phân tích kỹ thuật quan trọng như thế nào?
Phân tích kỹ thuật là một công cụ giao dịch tối ưu nhất trong giao dịch ngoại hối, chứng khoán hoặc hàng hóa,…
Cung cấp thông tin
Xu hướng giá, cung – cầu là những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại cả một phiên giao dịch. Những thông tin này lại được tích lũy bởi phân tích kỹ thuật.
Ví dụ: Việc phân tích biểu đồ giá, trader sẽ thu được nhưng thông tin sau:
- Giá trị của cổ phiếu, chứng khoán, forex,… so với thị trường.
- Lịch sử khối lượng đã giao dịch.
- Giá cả có ổn định trong quá khứ và hiện tại.
- Những thay đổi của giá cả trước và sau sự kiện hay tin tức quan trọng được công bố.
Những thông tin này có thể giúp nhà đầu tư xác định được thời điểm mua hoặc bán, ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự để đưa ra quyết định đầu tư hay không.
Tìm vị trí quan trọng trong giao dịch
Phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư xác định thời điểm vào lệnh (entry point) để quyết định mua hay bán tại thờ điểm đó. Ngoài ra trader cũng có thể biết được nhu cầu của thị trường, điểm phá vỡ đẻ giao dịch tốt hơn. Phân tích giao dịch còn giúp nhà giao dịch chọn được điểm đặt lệnh, stop loss, take profit,….
Phân tích kỹ thuật được áp dụng trong công ty tài chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng
Phân tích kỹ thuật không chỉ là công cụ đước sử dụng rộng rãi trong cộng đồng trader mà còn được áp dụng ở công ty tài chính, ngân hàng,… những cơ quan này đều có một bộ phận phân tích kỹ thuật để giúp họ quản lý tài sản, đưa ra chiến lược. Và những giao dịch có khối lượng lớn trên sàn chứng khoán đều phụ thuộc vào công cụ này.
Ứng dụng phân tích kỹ thuật
Công cụ phân tích kỹ thuật:
Lý thuyết Dow và sóng Elliott
Đây là lý thuyết có thể biết được các giai đoạn trong khuynh hướng của thị trường, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Bên cạnh đó, công cụ này cũng giúp người dùng hiểu được tâm lý của các nhà đầu tư để có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho tài sản của mình.
Biểu đồ nến
Đây là một trong những không cụ không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng nhất trong phương pháp phân tích kỹ thuật. Lí do là vì qua các biểu đồ, nhà đầu tư có thể nhìn thấy các biến động của giá để đúc kết được quy luật của thị trường.
Chỉ báo kỹ thuật
Để sử dụng được công cụ phân tích kỹ thuật tốt nhất bạn cần biết rõ các chỉ báo kỹ thuật. Chỉ báo kỹ thuật là tập hợp công cụ được sáng tạo bởi nhà đầu tư qua nhiều năm. Hiện nay, chỉ báo kỹ thuật đã nâng cấp có thể tính toán tự động và miễn phí trên các nền tảng giao dịch lớn.
Có bốn chỉ báo phân tích:
- Chỉ báo xu hướng gồm đường trung bình động hay còn gọi là MA; Chỉ số định hướng trung bình (ADX); Chỉ báo Ichimoku; Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD); Chỉ số SAR Parabol
- Động lượng gồm Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI); Dao động ngẫu nhiên; Dao động Williams (%R)
- Biến động gồm Chỉ báo phạm vi dao động thực (ATR); Dải Bollinger; Độ lệch chuẩn
- Chỉ báo khối lượng gồm Chỉ số dòng tiền; Đường tích lũy / phân phối (A/D); Khối lượng cân bằng
Bảng tóm tắt các chỉ số phân tích kỹ thuật
Động lượng | Xu hướng | Biến động | Khối lượng |
Stochastic | ADX | Dải Bollinger | MFI |
RSI | Đường MA | Độ lệch chuẩn SD | A/D |
Williams % | MACD | OBV | |
MACD | Parabolic SAR | ||
Dải Bollinger | |||
Mây Ichimoku |
Lưu ý: Trader không nên sử dụng 2 chỉ báo cùng một loại, kết hợp chỉ báo này cùng chỉ báo khác để mang lại nhiều chiến thuật tốt hơn.
Chiến lược phân tích kỹ thuật
Sau khi đã chọn được công cụ phù hợp thì điều tiếp theo các nhà đầu tư cần quan tâm là chiến lược giao dịch. Dưới đây là một số chiến lược được nhiều nhà đầu tư áp dụng:
- Theo xu hướng: Các nhà đầu tư sẽ theo dõi xu hướng thị trường khi giá tăng, giảm hay không có nhiều thay đổi để tìm ra cách giao dịch tốt nhất cho mình.
- Theo khối lượng: Khối lượng giao dịch có thể chỉ ra phe đang kiểm soát tình hình của thị trường. Các trader cũng có thể nhận được tín hiệu về sự tăng giảm, từ đó có thể đưa ra lựa chọn của bản thân.
- Theo khung thời gian: Để thực hiện chiến lược này, các nhà đầu tư sẽ chỉ tập trung theo dõi và phân tích 1 cặp tiền tệ trong một thời gian dài. Sau đó, họ sẽ vẽ được một bức tranh tổng thể của thị trường trong nhiều giai đoạn và rút ra được kinh nghiệm cho mình.
- Dựa vào hỗ trợ và kháng cự: Sau khi vùng hỗ trợ hoặc vùng kháng cự được hình thành, các mức giá trở thành điểm đóng lệnh hoặc thoát lệnh lí tưởng cho các trader.
- Dựa vào mô hình giá: Sau khi tham khảo các dữ liệu từ quá khứ và các biến động giá, các nhà đầu tư sẽ tìm được một mô hình giá. Nhờ vào mô hình này, các trader có thể đưa ra cái dự đoán về thị trường và tìm được các điểm thích hợp để vào và thoát lệnh tốt nhất.
- Dựa vào chỉ báo kỹ thuật: Được xem là một trong những trợ thủ tốt nhất của các nhà đầu tư. Các chỉ báo này sẽ chỉ ra được các thời điểm khác nhau của thị trường để các nhà đầu tư có quyết định hợp lí nhất.
Các bước để xác định phân tích kỹ thuật
Đối với những nhà giao dịch mới tham gia giao dịch, ít kinh nghiệm nên nắm rõ các bước dưới đây để tiếp cận nhanh hơn và dễ hơn về công cụ này
- Xác định chiến lược trước khi tham gia giao dịch, lựa chọn phong cách giao dịch riêng cho mình.
- Xác định nhu cầu giao dịch trong đó quan trọng nhất là sản phẩm giao dịch
- Tìm sàn giao dịch uy tín, đáng tin
- Quan sát xu hướng của thị trường để đặt lệnh giao dịch thích hợp.
- Xây dựng tâm lý giao dịch vững chắc trước khi giao dịch tránh bị xao nhãng
Để ứng dụng công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả nhất, trader có thể sử dụng nền tảng MT4, MT5.
Phân tích kỹ thuật là công cụ mà những trader khôn ngoan không thể bỏ qua. Một khi bạn nắm rõ các công cụ phân tích bạn sẽ chiếm được nhiều ưu thế trên thị trường, hiểu rõ thị trường hơn, và dễ thành công hơn. Tuy nhiên không có một công cụ nào tối ưu nhất, trader nên kết hợp nhiều chỉ báo nhiều công cụ để đem lại hiệu quả tốt nhất.