• Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Sitemap
Thứ Tư, Tháng Ba 22, 2023
topsanfx.com
  • TRANG CHỦ
  • SÀN FOREX UY TÍN
    • TIN TỨC SÀN FOREX
  • PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
    • KIẾN THỨC TÀI CHÍNH
    • KIẾN THỨC FOREX
    • KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ
  • CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
    • TIN TỨC FOREX
  • KÊNH ĐẦU TƯ KHÁC
    • TIỀN ĐIỆN TỬ
    • ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
    • ĐẦU TƯ BO
    • ĐẦU TƯ VÀNG
  • Đăng Kí
    • Tài Khoản Live
    • Tài Khoản Demo
No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • SÀN FOREX UY TÍN
    • TIN TỨC SÀN FOREX
  • PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
    • KIẾN THỨC TÀI CHÍNH
    • KIẾN THỨC FOREX
    • KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ
  • CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
    • TIN TỨC FOREX
  • KÊNH ĐẦU TƯ KHÁC
    • TIỀN ĐIỆN TỬ
    • ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
    • ĐẦU TƯ BO
    • ĐẦU TƯ VÀNG
  • Đăng Kí
    • Tài Khoản Live
    • Tài Khoản Demo
No Result
View All Result
topsanfx.com
No Result
View All Result
Home ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Vốn pháp định là gì? Các quy định về vốn pháp định

Anh Tuan Nguyen by Anh Tuan Nguyen
13 Tháng Bảy, 2022
in ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
0
Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là gì?

0
SHARES
12
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Spread the love

Vốn pháp định là một trong những yếu tố quan trọng của các công ty. Đó là loại vốn quan trọng được các cơ quan nhà nước quy định để đảm bảo sự hoạt động cho các doanh nghiệp cũng như đối tác của họ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vốn pháp định trong bài viết dưới đây.

Contents

  • 1 Vốn pháp định là gì?
  • 2 Các điểm đặc trưng của vốn pháp định
  • 3 Ý nghĩa của vốn pháp định
  • 4 Phân biệt vốn pháp định với vốn điều lệ
  • 5 Các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định
    • 5.1 STT
    • 5.2 Ngành nghề
    • 5.3 Vốn pháp định
    • 5.4 Đối tượng
  • 6 Lời kết
    • 6.1 Share this:
    • 6.2 Like this:

Vốn pháp định là gì?

Trong Luật Doanh nghiệp 2014 không còn quy định khái niệm Vốn pháp định. Tuy nhiên, tại Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005, Vốn pháp định được quy định là: Mức vốn tối thiểu mà một doanh nghiệp phải có theo quy định của pháp luật để được phép thành lập và tham gia hoạt động trên thị trường.

Nói một cách đơn giản, Vốn pháp định là số vốn tối thiểu cần có để một doanh nghiệp được thành lập. Vốn pháp định được các cơ quan có thẩm quyền quy định. Mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có một mức vốn pháp định khác nhau.

Xem thêm: Vốn điều lệ là gì?

Các điểm đặc trưng của vốn pháp định

  • Phạm vi áp dụng: Vốn pháp định chỉ được quy định cho một số ngành nghề nhất định. Các ngành nghề này sẽ được quy định rõ trong các văn bản pháp luật hoặc các quy định của nhà nước.
  • Đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh khác nhau. Các chủ thể đó bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, hợp tác xã hay hộ kinh doanh cá thể,… 
  • Ý nghĩa pháp lý: Có tác dụng giúp các doanh nghiệp phòng và tránh được các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, vốn pháp định cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của họ sau khi thành lập.
  • Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định sẽ được cấp cho doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp đó nhận được giấy phép thành lập và hoạt động. 
  • Vốn pháp định khác với vốn chủ sở hữu và cũng khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốn pháp định.

Ý nghĩa của vốn pháp định

Ý nghĩa của vốn pháp định
Ý nghĩa của vốn pháp định

Với một số ngành nghề, vốn pháp định có ý nghĩa bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng, người tiêu dùng cũng như các đối tác của các công ty tham gia hoạt động trong lĩnh vực đó.

Là một biện pháp của các doanh nghiệp để chứng minh năng lực và tiềm lực tài chính của họ với các cơ quan nhà nước. Đây là một minh chứng cho việc các doanh nghiệp có khả năng đảm bảo an toàn và các quyền lợi của khách hàng khi tham gia giao dịch.

Là cơ sở giúp các cơ quan chức năng biết được tình trạng hiện tại của doanh nghiệp. Dựa vào nó, các cơ quan có thể đưa ra cảnh báo cho các đối tác khi họ giao dịch với các doanh nghiệp nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể thấp hơn vốn pháp định. 

Phân biệt vốn pháp định với vốn điều lệ

Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ
Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ

Tiêu chí

Vốn pháp định

Vốn điều lệ

Phạm vi áp dụng Chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh cụ thể. Bắt buộc đăng ký khi thành lập công ty.

Các thành viên của công ty phải chịu trách nhiệm ứng với phần vốn đã góp hoặc cam kết góp. Trách nhiệm này tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp.

Quy định đối với mức vốn Có quy định về mức tối thiểu đối với từng ngành nghề cụ thể. Không có quy định cụ thể về hạn mức tối đa hay tối thiểu. 

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.

Thời hạn Phải đáp ứng đủ số vốn pháp định cần thiết khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trong vòng 90 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp đăng ký.
Sự thay đổi vốn Cố định trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể thay đổi tăng hoặc giảm vốn điều lệ như ý muốn.
Văn bản quy định Được quy định trong các văn bản dưới luật hoặc văn bản pháp luật chuyên ngành do cơ quan hành pháp ban hành. Số vốn của từng thành viên đã góp được ghi rõ trong điều lệ công ty.

Các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

Các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định
Các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

STT

Ngành nghề

Vốn pháp định

Đối tượng

1.

Kinh doanh bất động sản 20 tỷ đồng

2.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành 100 triệu đồng Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
250 triệu đồng Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
500 triệu đồng Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
500 triệu đồng Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài

3.

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ 2 tỷ đồng

4.

Cho thuê lại lao động Ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

5.

Dịch vụ việc làm Ký quỹ 300 triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính

6.

Bán hàng đa cấp 10 tỷ đồng

7.

Sở Giao dịch hàng hóa 150 tỷ đồng

8.

Sở Giao dịch hàng hóa 5 tỷ đồng Thành viên môi giới

9.

Sở Giao dịch hàng hóa 75 tỷ đồng Thành viên kinh doanh

10.

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh Ký quỹ 10 tỷ đồng, nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi

11.

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt Ký quỹ 7 tỷ đồng.

Nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

12.

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng Ký quỹ 7 tỷ đồng.

Nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

13.

Thành lập trường trung cấp sư phạm Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 50 tỷ đồng

14.

Thành lập trường cao đẳng sư phạm Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 100 tỷ đồng

15.

Thành lập trường đại học tư thục Trên 500 tỷ đồng

16.

Dịch vụ bảo vệ 1.000.000 USD Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam

17.

Văn phòng Thừa phát Ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng

18.

Kinh doanh sản xuất phim 200 triệu đồng

19.

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm Tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép Tổ chức Việt Nam

20.

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe 300 tỷ

21.

Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh 350 tỷ

22.

Kinh doanh bảo phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh 400 tỷ

23.

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe 600 tỷ

24.

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí 800 tỷ

25.

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí 1000 tỷ

26.

Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe 300 tỷ

27.

Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe 400 tỷ

28.

Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe 700 tỷ

29.

Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe 1100 tỷ

30.

Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm 4 tỷ

31.

Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm 8 tỷ

32.

Kinh doanh vận chuyển hàng không

Trường hợp: Khai thác đến 10 tàu bay  với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế

700 tỷ

33.

Kinh doanh vận chuyển hàng không

Trường hợp: Khai thác đến 10 tàu bay  với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa

300 tỷ

34.

Kinh doanh vận chuyển hàng không

Trường hợp: Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế

1.000 tỷ

35.

Kinh doanh vận chuyển hàng không

Trường hợp: Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa

600 tỷ

36.

Kinh doanh vận chuyển hàng không

Trường hợp: Khai thác trên 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế

1.300 tỷ

37.

Kinh doanh vận chuyển hàng không

Trường hợp: Khai thác trên 30 tàu bay với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không nội địa

700 tỷ

38.

Kinh doanh cảng hàng không

Trường hợp: cảng hàng không nội địa

100 tỷ

39.

Kinh doanh cảng hàng không

Trường hợp:  cảng hàng không quốc tế

200 tỷ

40.

Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách 30 tỷ

41.

Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa 30 tỷ

42.

Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu 30 tỷ

43.

Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển 50 tỷ

44.

Hoạt động thông tin tín dụng 30 tỷ

45.

Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ 5 tỷ

46.

Kinh doanh hoạt động mua bán nợ 100 tỷ

47.

Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ 500 tỷ

48.

Kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng 6 tỷ

49.

Môi giới chứng khoán 25 tỷ

50.

Tự doanh chứng khoán 50 tỷ

51.

Bảo lãnh phát hành chứng khoán 165 tỷ

52.

Tư vấn đầu tư chứng khoán 10 tỷ

53.

Công ty quản lý quỹ tại Việt Nam, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam 25 tỷ

54.

Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng 50 tỷ

55.

Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ 50 tỷ

Lời kết

Trên đây là một số thông tin về vốn pháp định cũng như danh sách các ngành nghề có quy định vốn pháp định. Rất mong bài viết này có thể mang đến thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Like this:

Like Loading...
Previous Post

Vốn điều lệ là gì? Các quy định xoay quanh vốn điều lệ

Next Post

Lạm phát của Mỹ tăng cao nhất trong 40 năm qua

Next Post
Lạm phát ở Mỹ tăng cao

Lạm phát của Mỹ tăng cao nhất trong 40 năm qua

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Xem Nhiều Nhất

Đổi ngoại tệ ở tiệm vàng

Đổi ngoại tệ ở tiệm vàng có bị phạt không?

by Anh Tuan Nguyen
2 Tháng Hai, 2023
0

Tiệm vàng là một trong các địa chỉ quen thuộc mà...

Cổ phiếu tăng trưởng và những điều quan trọng

Cổ phiếu tăng trưởng và những điều quan trọng cần biết

by Anh Tuan Nguyen
27 Tháng Sáu, 2022
0

Cổ phiếu tăng trưởng là một trong các loại cổ phiếu...

Mẹo xác định thời điểm mua bán cổ phiếu

Mẹo xác định thời điểm mua bán cổ phiếu dễ sinh lời nhất

by Anh Tuan Nguyen
24 Tháng Sáu, 2022
0

Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành...

Airdrop Coin là gì? Cách kiếm tiền từ Airdrop Coin

Airdrop coin là gì? Cách kiếm tiền từ Airdrop Coin

by Anh Tuan Nguyen
13 Tháng Sáu, 2022
0

Rất nhiều người đã và đang kiếm tiền thông qua các...

Chứng khoán lưu ký là gì? Những quy định cần nắm

Chứng khoán lưu ký là gì? Những quy định cần nắm

by topsanfx
9 Tháng Sáu, 2021
0

Chứng khoán lưu ký là gì? Chứng khoán lưu ký là...

top san fx

Topsanfx.com-Trang web đánh giá sàn, cập nhật thông tin về thị trường ngoại hối trung lập. Các tin tức về sản phẩm, chính sách của các sàn forex uy tín trong nước và thế giới đều được cập nhật liên tục, minh bạch …

T.46 – Bitexco Financial Building, 02 Hải Triều, Q.1, Hồ Chí Minh

support@topsanfx.com

0907180889

XEM NHANH

Trang Chủ

Giới Thiệu

Sàn Forex Uy Tín

Vay Tài Chính

Kiếm Tiền Online

FINTECH

SITEMAP

ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

Forex

Metatrader 4

Metatrader 5

Copy Trade

Crypto là gì

Coin Tiềm Năng 2023

Coin Top

Kinh Nghiệm Mua Vàng

Vàng 14K

Vàng 18K

Vàng 24K

Học Chứng Khoán

Chứng Quyền

Chứng Khoán Phái Sinh

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Topsanfx.com .All Rights Reserved 2020 DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • SÀN FOREX UY TÍN
    • TIN TỨC SÀN FOREX
  • PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
    • KIẾN THỨC TÀI CHÍNH
    • KIẾN THỨC FOREX
    • KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ
  • CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
    • TIN TỨC FOREX
  • KÊNH ĐẦU TƯ KHÁC
    • TIỀN ĐIỆN TỬ
    • ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
    • ĐẦU TƯ BO
    • ĐẦU TƯ VÀNG
  • Đăng Kí
    • Tài Khoản Live
    • Tài Khoản Demo

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Tin tức uy tín nhanh chóng về sàn Forex.

Quên mật khẩu?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
%d bloggers like this: