Trong thị trường đầy biến động và khó nắm bắt như thị trường ngoại hối, nhà đầu tư khi tham gia cần trau dồi nhiều kiến thức, kinh nghiệm, cũng như những phương pháp giao dịch. Một trong số đó có phương pháp Hedging – kỹ thuật giao dịch được nhiều người sử dụng nhất. Vậy Hedging là gì? Chiến thuật sử dụng Hedging hiệu quả ra sao?
Contents
- 1 Hedging, Hedge Fund là gì?
- 2 Cách tạo Hedging
- 3 Chiến thuật sử dụng Hedging hiệu quả
- 3.1 Chiến thuật Hedging nhiều loại tiền tệ
- 3.2 Hedging – Chiến thuật trung lập thị trường (Market neutral)
- 3.3 Hedging – Chiến thuật Hedge Fund phương pháp hedge chỉ mua vốn cổ phần
- 3.4 Hedging – Chiến thuật Hedge Fund phương pháp hedge chỉ bán vốn cổ phần
- 3.5 Chiến thuật giao dịch quỹ phòng hộ: kết hợp kỹ thuật hedging mua/bán vốn cổ phần
- 3.6 Chiến thuật Hedging chênh lệch giá tín dụng
- 3.7 Chiến thuật Hedging chênh lệch giá có thể chuyển đổi
- 3.8 Chiến thuật hedging chênh lệch giá thu nhập cố định
- 3.9 Chiến thuật Hedging: giao dịch song hành có mạo hiểm
- 3.10 Chiến thuật Hedging dựa trên các tình huống đặc biệt
- 3.11 Chiến thuật Hedging: đầu tư vao công ty sắp phá sản
- 3.12 Chiến thuật hedging vào thị trường mới nổi
- 4 Những lưu ý khi sử dụng phương pháp Hedging
- 5 Tóm lại
Hedging, Hedge Fund là gì?
Hedging hay Hedge là việc thực hiện thao tác mở hoặc đóng lệnh gần nhau trước những biến động giá có thể xảy trong tương lai nhằm hạn chế những rủi ro. Đồng nghĩa, bạn sẽ thực hiện lệnh mua và bán cùng một thời điểm, trường hợp xu hướng giá đi ngược lại dự đoán của bạn, thì bạn vẫn có thể bảo vệ được vị thế còn lại bằng phương pháp Hedging, với phương pháp này bạn có thể chờ đợi cơ hội phù hợp đóng 1 giao dịch, và chờ vị thế kia trở về điểm hòa vốn hoặc tốt hơn sẽ mang về lợi nhuận.
Phương pháp Hedging có thể giúp bạn hạn chế những rủi ro, nhưng nó cũng như một con dao hai lưỡi bởi mức phí để duy trì cho hai vị thế sẽ tăng, tùy vào cặp tiền tệ. Nhưng vì để giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa, nhà đầu tư cần sử dụng phương pháp Hedging. Để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh nhiều công ty cũng ứng dụng phương pháp Hedging, ví dụ một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ có doanh thu được tích lũy từ nhiều loại cặp tiền tệ, nhưng khi làm báo cáo tài chính hoặc trả cổ tức sẽ sử dụng đồng đô la Mỹ. Những công ty này sẽ hạn chế rủi ro ở nhiều thị trường khác, nếu rủi ro xảy ra sẽ có một khoản chi bù đắp cho những thua lỗ không mong muốn. Hoặc những hãng hàng không phòng rủi ro khi giá dầu tăng bằng cách mua những hợp đồng tương lai dầu thô (CFD), điều này sẽ giúp các hãng hàng không giảm thiểu rủi ro khi giá dầu tăng.
- Hedge fund là gì? Tìm hiểu về Quỹ phòng hộ
- Kiến thức về quỹ đầu tư cơ bản
- Những điều cần biết về Quỹ đầu tư Crypto
- Hợp đồng tương lai là gì?
- Cổ tức là gì? Trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu cái nào tốt hơn?
Trong một ví dụ khác là hãng hàng không sẽ mua dầu thông qua một công ty dầu thô có thể thanh toán bằng đồng đô la, tức là khi hợp đồng tương lai hết hạn, công ty dầu thô sẽ giao dầu thực tế và hãng hàng không sẽ trả bằng đơn vị tiền đô la Mỹ. Nhưng đối với những hãng hàng không không trực thuộc Hoa Kỳ sẽ gặp những bấn đề về tiền tệ. Để đảm bảo an toàn cho tình huống này công ty sẽ sử dụng ngoại hối để giảm thiểu rủi ro. Muốn thực hiện giao dịch này công ty phải bán đồng tiền bản địa và mua đồng đô la Mỹ, bên cạnh đó cũng tồn tại một vấn đề về đồng tiền bản địa sẽ mất giá, công ty này sẽ giải quyết bằng cách mua ngoại hối.
Vừa rồi là những minh chứng về việc phòng ngừa rủi ro từ các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mỗi trader cũng cần phán đoán được những mức độ rủi ro này để tìm ra một phương pháp tối ưu nhất để phòng ngừa những điều không mong muốn.
Kỹ thuật Hedge Fund là gì?
Hedge Fund là quỹ phòng hộ hoặc nhà quản lý quỹ nhằm đảm bảo vị thế giao dịch theo thế giá xuống và thế giá lên. Họ có thể kiếm được lợi nhuận bất kể “ngài thị trường” đang bất ổn như thế nào. Hedge Fund cũng tương tự quỹ tương hỗ, cả hai quỹ này đều có một mục tiêu là hạn chế rủi ro và tạo ra lợi nhuận. Phương pháp Hedging của quỹ phòng hộ yêu cầu vốn đầu tư cao nhưng rủi ro lại thấp.
Cách tạo Hedging
Ví dụ về phương pháp giao dịch Hedging, trader mở lệnh Buy và Sell vào lức 18:00 cùng một vị thế có giá trị 1.4211. Bởi không thể xác định xu hướng giá nên trader cần mở hai vị thế để giảm rủi ro. Dù xu hướng lên hay xuống thì trader cũng không bị lỗ vốn, chỉ mất phí spread (nếu có).
Khi mở lệnh buy và sell cùng lúc, giá bắt đầu biến động làm lệnh mua bị giảm -500$ và +500$ cho lệnh bán. Nhưng đới với hai vị thế này trader sẽ không kiếm được lợi nhuận. Lúc này trader đã có thể xác định xu hướng giá, hãy đóng lệnh mua tại giá 1.4082 và chấp nhận lỗ -500$ và tiếp tục để lệnh bán.
Sau đó thị trường biến động giá lại rớt xuống mức 1.3966, trader đóng lệnh và thu lợi nhuận bán là +1,000$. Trừ mức lỗ -500$ từ lệnh mua, trader thu về được +600$ lợi nhuận. Đây là các phương pháp Hedging hoạt động.
Chiến thuật sử dụng Hedging hiệu quả
Dưới đây sẽ là những chiến thuật sử dụng Hedging, trader hãy kết hợp những phương pháp này một cách tốt nhất để đem lại hiệu quả cao nhé.
Chiến thuật Hedging nhiều loại tiền tệ
Mỗi trader có thể chọn những cặp tiền tệ cụ thể. Ví dụ bạn mở vị thế mua Long cho EUR/USD và vị thế Short cho cặp USD/CHF, với ví dụ này bạn có thể hedging cho USD và phòng ngừa rủi ro cho những biến động của Euro (EUR), CHF của Thụy Sỹ. Có nghĩa là nếu Euro tăng nhiều hơn những cặp tiền khác thì cặp EUR/USD sẽ gặp biến động nhưng USD/CHF sẽ không bị ảnh hưởng. Đây không phải là một chiến thuật Hedging hiệu quả, nó chỉ phù hợp với một hệ thống Hedging phức tạp gồm nhiều cặp tiền tệ khác nhau.
Điều đáng lưu ý ở đây là khi hedging nhiều hơn một cặp tiền tệ sẽ luôn có rủi ro, như ví dụ trên bạn đang ngăn chặn việc tiếp cận đồng đô la nhưng đồng thời cũng mở một mức tiếp xúc trên bảng Anh tiếp xúc với đồng euro. Luôn luôn tồn tại những rủi ro khi bạn muốn thu lời nhiều thị trường, nếu tâm lý của bạn không đủ kiên định thì không nên sử dụng những chiến thuật hedging tồn tại rủi ro.
Hedging – Chiến thuật trung lập thị trường (Market neutral)
Đây là chiến thuật hedging khá giống phương pháp mua hoặc bán vốn cổ phần. Cả hai phương pháp này đều không phụ thuộc vào hiệu suất tổng thể của thị trường, mà phụ thuộc vào sự cân bằng biến động hoặc tác động của bản thân nó, cân bằng các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn, nên mới được gọi là trung lập (Neutral). Trong một vài trường hợp, chiến thuật này nên sử dụng đòn bẩy để tăng lợi nhuận và hiệu suất tốt hơn.
Hedging – Chiến thuật Hedge Fund phương pháp hedge chỉ mua vốn cổ phần
Chiến thuật Hedge Fund chỉ mua vốn cổ phần (Long-only equity) đây là phương pháp giao dịch giống với quỹ tương hỗ. Là một chiến thuật hedging sử dụng dài hạn, tính mạo hiểm tương đối thấp. Nếu được so sánh cùng các chiến thuật quỹ phòng hộ khác thÌ chiến thuật hedging chỉ mua vốn cổ phần mang về ít lợi nhuận hơn, rủi ro thấp đồng nghĩa lợi nhuận cũng sẽ thấp. Với một thị trường đầy cạnh tranh như forex nói chung và các quỹ phòng hộ nói riêng thì trader cần phải chăm chỉ hơn, nổ lực hơn mới có thể tạo được lợi nhuận để bù vào những chi phí khác.
Hedging – Chiến thuật Hedge Fund phương pháp hedge chỉ bán vốn cổ phần
Phương pháp Hedge bán cổ phần (short-only equity) thu lợi nhuận bằng việc bán khống các cổ phiếu đang có xu hướng giảm. Khi ứng dụng phương pháp này trader cần nắm bắt được những công ty đang trên đà phá sản mà nhiều nhà đầu tư khác đã bỏ qua. Chiến thuật Hedging này sẽ đem về nhiều lợi nhuận nhưng lại tồn tại rất nhiều rủi ro. Nếu tâm lý trader không vững, hãy lựa chọn những chiến thuật khác nhé.
Ví dụ về chiến thuật Hedging bán vốn cổ phần: Năm 2020, nền kinh tế có nhiều biến động vì đại dịch Virus corona, một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là hàng không,
Trong hình minh họa, ta thấy giá cổ phiếu của hãng DHA đang giảm mạnh, từ trước khi dịch bùng phát và đỉnh điểm là khi dịch xảy ra. Giá cổ phiếu đã bắt đầu rớt từ đầu năm 2018 vì sự xuất hiện của nhiều hãng hàng không khác có giá vé rẻ hơn, làm thị trường bị bão hòa. Những biến động của thị trường xuất phát từ những sự kiện xã hội là những tin tức mà trader theo trường phái bán vốn cổ phần phải lưu ý.
Chiến thuật giao dịch quỹ phòng hộ: kết hợp kỹ thuật hedging mua/bán vốn cổ phần
Đây là một chiến thuật đã xuất hiện từ những năm 1949 do Jones đi đầu và khởi sướng. Đây là chiến thuật Hedging có thể kiếm lời từ việc thị trường xuống và thị trường lên. Bạn sẽ mở giao dich mua với các hàng hóa hoặc công ty có khả năng tăng, và mở lệnh bán đối với những công y hoặc hàng hóa có xu hướng giảm. Chiến thuật này tương đối giống với giao dịch theo cặp tiền tệ, đây sẽ là một chiến thuật hoàn hảo từ việc giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.
Bên cạnh đó, chiến thuật hedging mua/bán vốn cổ phần là một phương án bảo toàn vốn tuyệt hảo. Giá cổ phiếu sẽ tăng đồng loạt sau những sự kiện tài chính, một khoản đầu tư của bạn sẽ phát sinh lời.
Chiến thuật Hedging chênh lệch giá tín dụng
Chênh lệch giá tín dụng là một phương pháp hedging hiệu quả, kỹ thuật này cung cấp cho nhà đầu tư những giá trị tương đối về những loại chứng khoán từ một công ty. Công ty này sẽ cung cấp cho bạn những loại chứng khoán có chất lượng tương đương nhau, ví dụ dưới dạng nghĩa vụ nợ đã được thế chấp hay chứng khoán đảm bảo được các khoản thế chấp.
Đây là chiến thuật về tín dụng nên cần phụ thuộc vào các nước có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và số tiền có mức cao thì mới đem lại được nhiều lợi nhuận. Là một nhà đầu tư thông minh, bạn hãy vạch ra một chiến lược khác để phòng rủi ro khi kinh tế bị suy thoái bằng cách bán khống hợp đồng tương lai, lãi suất và trái phiếu.
Chiến thuật Hedging chênh lệch giá có thể chuyển đổi
Với chiến thuật Hedging chênh lệch giá có thể chuyển đổi nhà đầu tư cần mua một phần nợ có thể chuyển đổi của một doanh nghiệp dưới dạng vốn cổ phần, trái phiếu trên cơ sở bán khống. Đây là chiến thuật mang lại nhiều cơ hội thu lời nhưng đối với tình trạng mua bán thôn tính làm thị trường biến động bất ngờ thì giá chứng khoán sẽ ảnh hưởng.
Chiến thuật hedging chênh lệch giá thu nhập cố định
Chiến thuật Hedging này có những mối tường đồng với quỹ vốn cổ phần khi thế giá xuống hoặc lên, vì cách hoạt động của chiến thuật này là tận dụng chênh lệch giữa các cặp chứng khoán có thu nhập luôn cố định, bao gồm trái phiếu đô thị hoặc hợp đồng hóa đổi của doanh nghiệp. những hàng hóa này được mua ở thị trường này và bán ở một nơi khác, mức chênh lệch là lợi nhuận mình thu về. Nhưng mức lợi nhuận sẽ tương đối thấp khi doanh số có xướng giảm, nên trader thường sử dụng mức đòn bẩy cao, điều này luôn tồn đọng những rủi ro.
Chiến thuật Hedging: giao dịch song hành có mạo hiểm
Đây là chiến lược kinh doanh lệch giá sáp nhập, nghĩa là ta sẽ giao dịch chứng khoán của hai công ty sẽ sáp nhập theo kế hoạch định sẵn. Chiến thuật hedging này sẽ đem lại hiệu quả cao, khi tin tức sáp nhập hai công ty thành công được công bố giá cổ phiếu sẽ tăng. Lợi nhuận thu về từ chiến thuật này sẽ rất cao nhưng chỉ phù hợp với những trader có nhiều kinh nghiệm về việc phán đoán khả năng được chấp thuận bởi các cơ quan chức năng, mới có thể tự tin đầu tư.
Chiến thuật Hedging dựa trên các tình huống đặc biệt
Đây là chiến thuật đầu tư theo tin tức, sự kiện. Khi một tin tức, sự kiện được công bố sẽ làm giá trị của một doanh nghiệp, công ty trở thành một “miếng bánh ngon”. Nhưng có thể là những sự kiện tích cực hoặc tiêu cực, hãy lựa chọn sáng suốt khi quyết định đầu tư nhé.
Chiến thuật Hedging: đầu tư vao công ty sắp phá sản
Một công ty đang nằm gần đống lửa gặp nhiều khó khăn trong tài chính sẽ có khả năng đầu tư hấp dẫn nhưng sẽ mạo hiểm. Để đầu tư vào công ty sắp phá sản cần mua phần lãi trong các khoản vay, khoản nợ dưới dạng trái phiếu , cổ phiếu với giá hợp lý. Điều thuận lợi khi đầu tư vào công ty sắp phá sản là mức chiết khấu lớn, nhưng thành công hay không lại phụ thuộc vào công ty đó có thể vực dậy hay không.
Chiến thuật hedging vào thị trường mới nổi
Đầu tư vào những thị trường mới nổi là một phương án được nhiều người sử dụng, vì những biến động mang lại nhiều tiềm năng hơn thị trường đã ổn định. Với thị trường mới nổi sẽ có nhiều thì sẽ có nhiều “bánh ngon” như trái phiếu, công nợ, tiền tệ, cổ phần từ nhiều công ty tư nhân. Những nền kinh tế mới nổi như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc.
Những lưu ý khi sử dụng phương pháp Hedging
- Nhiều sàn giao dịch còn hạn chế cho trader sử dụng phương pháp Hedging. Vì lẽ đó, nếu bạn là một nhà đầu tư giao dịch theo trường phái này hãy tìm kiểu trước về sàn môi giới tránh những trường hợp không mong muốn.
- Đây không phải là phương pháp phù hợp với nhiều đối tượng. Hedging chỉ phù hợp với những trader có tâm lý vững chắc và tỉnh táo để quyết định chọn một trong hai lệnh mà không đem về thua lỗ.
- Với phương pháp Hedging bạn phải chịu gấp đôi phí spread để duy trì hai lệnh cùng một lúc.
- Không ai đảm bảo được 100% các cặp tiền sẽ tương quan nghịch đảo, sẽ có trường hợp cả hai lệnh đều trái lại với dự đoán của trader.
- Không nên áp dụng phương pháp Hedging cho những cặp tiền có ít biến động, để bảo vệ tài khoản của bạn.
Tóm lại
Chiến thuật hedging nhằm giảm thiểu rủi ro khi giao dịch, hedging sẽ hiệu quả nếu bạn đầu tư một cách cẩn thận và kỹ càng. Hedging là một phương pháp mà trader nhiều kinh nghiệm sẽ phù hợp hơn. Hedging như một con dao hai lưỡi có thể giúp bạn thành công nhưng cũng có thể làm bạn thất bại thảm hại.
Xem thêm: 11 thói quen giao dịch giúp trader thành công