Việc lựa chọn đầu tư từ các khoản tiền rảnh rỗi là điều đã quá quen thuộc đối với hầu hết mọi đối tượng hiện nay. Vậy phương thức đầu tư nào là hiệu quả nhất trong thời buổi hiện nay? Nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng? Để giải đáp rõ vấn đề này, hãy cùng giavang.com tìm hiểu ngay bài viết phân tích chi tiết sau đây.
Contents
Đầu tư trái phiếu là gì? Có bao nhiêu loại?
Đầu tư trái phiếu là gì?
Đầu tư trái phiếu được biết đến là một trong những hình thức giao dịch được thực hiện giữa các đối tượng cho vay và người phát hành trái phiếu. Thông thường, người phát hành trái phiếu sẽ gồm có các doanh nghiệp, chính phủ hoặc các tổ chức tài chính hay ngân hàng. Mặc khác, nhà phát hành trái phiếu còn phải đảm bảo tất toán đầy đủ theo các thỏa thuận, cam kết đã được xác lập trong hợp đồng.
- Thẻ MasterCard là gì? Chức năng chính của thẻ Mastercard
- Gửi tích lũy là gì? Có nên ưu tiên chọn hình thức gửi tiền này không?
- Trái phiếu ngân hàng là gì? Top 6 trái phiếu ngân hàng sinh lời tốt
- Trả góp qua thẻ tín dụng là gì? Điều kiện để mua trả góp qua thẻ tín dụng
Trái phiếu được coi là một nguồn doanh thu tuyệt vời. Đầu tư trái phiếu luôn được đánh giá là một trong những phương thức đầu tư an toàn và hiệu quả hơn nhiều so với việc mua cổ phiếu.
Có bao nhiêu loại trái phiếu?
Tính đến thời điểm hiện tại, trên thị trường đã và đang hình thành rất nhiều hình thức đầu tư trái phiếu khác nhau. Tuy nhiên, để phân loại trái phiếu chúng ta sẽ xác định dựa trên các yếu tố cụ thể sau đây:
- Chủ thể phát hành: Dựa vào tiêu chí chủ thể phát hành trái phiếu sẽ được phân loại thành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng, trái phiếu Chính phủ và các tổ chức tài chính liên quan.
- Lợi tức: Dựa vào lợi tức trái phiếu sẽ được phân loại thành 3 loại cơ bản là trái phiếu có lãi suất thả nổi, cố định hoặc trái phiếu có lãi suất bằng không.
- Hình thức trái phiếu: Xét trên tiêu chí này, trái phiếu sẽ được chia thành trái phiếu ghi danh và vô danh. Trái phiếu vô danh là những loại trái phiếu không ghi tên người mua vào trong danh sách của các tổ chức phát hành. Ngược lại, trái phiếu ghi danh sẽ được điểm tên người mua vào sổ sách.
Đặc điểm của đầu tư trái phiếu
Để có thể cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư trái phiếu một cách chuẩn xác nhất thì điều đầu tiên là bạn cần phải hiểu rõ được đặc điểm của phương thức đầu tư này. Cụ thể như sau:
- Thẩm quyền phát hành trái phiếu thường là các cơ quan và doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ được gọi là trái phiếu doanh nghiệp. Ngược lại, trái phiếu Chính phủ sẽ do Chính phủ hoặc Kho bạc trực tiếp phát hành.
- Số tiền thu nhận được từ việc đầu tư trái phiếu sẽ được gọi là tiền lãi. Đây được xem là một khoản thu cố định hoàn toàn không phụ thuộc vào bất kỳ các hoạt động kinh doanh nào khác của đơn vị doanh nghiệp.
- Trường hợp, doanh nghiệp bị giải thể hoặc gặp phải các tình trạng phá sản thì đơn vị phải đảm bảo tất toán cho những cá nhân/đơn vị khác đang giữ trái phiếu. Nếu không thanh toán thì cổ định sẽ không được chia phần (vì trái phiếu là một chứng khoán nợ).
Một số rủi ro khi đầu tư trái phiếu
- Rủi ro về lãi suất: Nếu lãi suất giảm, nhà đầu tư sẽ tiến hành thu lãi từ các hoạt động đầu tư trái phiếu. Khi đó, mức giá sẽ được trả cao khiến trái phiếu tăng giá. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ có xu hướng loại bỏ các loại trái phiếu lãi suất thấp trong trường hợp lãi suất tăng. Điều này khiến cho giá trái phiếu sẽ bị giảm xuống.
- Rủi ro thanh khoản: Là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền. Nếu nhà đầu tư không bán được trái phiếu doanh nghiệp vì thị trường quá nhỏ thì họ phải buộc bán với giá thấp hơn.
- Rủi ro lạm phát: Sức mua của các nhà đầu tư sẽ bị giảm nhanh chóng và có thể thu về mức lợi suất âm nhất khi xảy ra các vấn đề lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng nhanh hơn so với lãi suất đầu tư trái phiếu.
Hình thức gửi tiết kiệm có đặc điểm như thế nào?
Gửi tiết kiệm cũng là một trong những phương thức đầu tư tài chính khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Để dễ dàng cân nhắc nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm thì tiếp sau đây chúng ta sẽ điểm qua các đặc điểm của các hình thức gửi tiết kiệm sau đây:
Đặc điểm | Gửi tiết kiệm có kỳ hạn | Gửi tiết kiệm không kỳ hạn |
Thời gian cụ thể | Khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn nhiều kỳ hạn gửi như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng,… Khi đến ngày đáo hạn bạn sẽ nhận ngay được một khoản tiền tương ứng. | Khách hàng có thể tất toán bất cứ lúc nào, và không cần phải lựa chọn kỳ hạn để gửi tiết kiệm. |
Lãi suất | Mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng không giống nhau tùy kỳ hạn. | Lãi suất thường thấp hơn so với gửi tiết kiệm có kỳ hạn |
Hai hình thức gửi tiết kiệm này sẽ được quản lý thông qua sổ tiết kiệm đảm bảo tính an toàn cao. Loại sổ này sẽ có khả năng chứng minh được số tiền cụ thể mà bạn đã gửi tiết kiệm trước đó. Mọi thủ tục gửi tiết kiệm nhanh chóng không quá khắt khe.
Nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng?
Để hiểu rõ vấn đề nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng để nhằm mục đích sinh lời hiệu quả. Thì tiếp sau đây chúng ta sẽ cùng điểm qua các nội dung phân tích, so sanh sự ưu nhược điểm của hình thức gửi tiết kiệm và mua trái phiếu qua bảng thống kê sau:
Nội dung | Gửi tiết kiệm | Mua trái phiếu |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm | Mức lãi suất ổn định nhưng thấp khiến bạn không nhận được nhiều tiền sau khi tất toán. | Có nhiều rủi ro khi mua trái phiếu như rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro đầu tư và rủi ro thanh khoản,… |
Theo các thông tin trên, việc cân nhắc nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng để đầu tư sinh lời sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu mỗi cá nhân. Nếu muốn đầu tư sinh lời cao thì chọn mua trái phiếu nhưng chấp nhận rủi ro cao. Ngược lại, hình thức gửi tiết kiệm sẽ an toàn nhưng lãi suất thấp.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết giải đáp vấn đề nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng là hiệu quả nhất. Hy vọng những kiến thức nêu trên sẽ góp phần giúp ích cho bạn được nhiều điều hơn trong quá trình cân nhắc lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp. Tùy thuộc vào mỗi nhu cầu của từng đối tượng mà bạn có thể cân nhắc nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm ngân hàng để đầu tư sinh lời.
Xem thêm