Mô hình Channel – Kênh giá được cấu tạo bởi hai đường hỗ trợ và kháng cự song song với nhau, chúng chứa đựng tất cả biến động giá bên trong.
Contents
Mô hình Channel – Kênh giá là gì?
Như đã nói, mô hình Channel – Kênh giá được tạo bởi hai đường hỗ trợ và kháng cự song song với nhau, chúng chứa đựng tất cả biến động giá bên trong. Kênh giá có đặc điểm tương tự mô hình chữ nhật, tuy nhiên, mô hình chữ nhật được hình thành khi hai đường hỗ trợ và kháng cự song song nằm ngang, còn đối với mô hình giá thì chúng có thể cùng song song dốc lên hay dốc xuống. Bởi gần giống với mô hình chữ nhật, kênh giá phải có ít nhất hai đỉnh để tạo nên đường kháng cự và cần ít nhất hai đáy để tạo nên đường hỗ trợ.
Tín hiệu bán trong Mô hình Channel tăng
Sự phá ngưỡng xuất hiện khi giá phá vỡ lên trên đường kháng cự hay phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ. Trong trường hợp của kênh giá tăng, thông thường tín hiệu bán sẽ xuất hiện khi giá phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ đang dốc lên.
Tín hiệu bán trong Mô hình Channel giảm
Sự phá ngưỡng xuất hiện khi giá phá vỡ vượt trên đường kháng cự hay phá vỡ vượt xuống dưới đường hỗ trợ. Trong trường hợp của kênh giá giảm, thông thường một tín hiệu mua sẽ xuất hiện khi giá phá vỡ lên trên đường kháng cự đang dốc xuống.
Tín hiệu mua và bán trong mô hình Kênh giá
Theo nghiên cứu chuyên sâu của Bulkowski (2005) cho rằng lệnh mua nên đặt khi giá bắt đầu chạm mức hỗ trợ và điểm chốt lời đặt khi giá bắt đầu chạm mức kháng cự đối với một kênh giá tăn, Nhưng, ông Bulkowski khuyến khích nhà giao dịch không nên bán tại mức kháng cự và cũng không nên chốt lời ở mức hỗ trợ trong một kênh giá tăng. Chỉ làm hành động này khi đang giao dịch trong một kênh giá giảm. Bên cạnh đó, Ông cũng khuyên nhà giao dịch cần thoát tất cả lệnh khi giá đóng cửa và dừng lại trên vùng kháng cự cũng như dưới hỗ trợ khi mô hình đang dịch chuyển trái ngược với hy vọng giá mong muốn của nhà đầu tư.
Mục tiêu giá
Theo tính toán, thống kê về mức độ khả thi về mô hình Kênh giá của Bulkowski (2005), chỉ ra rằng kết quả thu được từ mô hình này tương đối trùng khớp với kết quả của mô hình chữ nhật. Vì thế, nhà giao dịch có thể áp dụng công thức tính mục tiêu giá của mô hình chữ nhật để tìm mục tiêu giá cho mô hình Channel.
Ví dụ minh họa trong mô hình Kênh giá tăng
Trên đây là biểu đồ minh họa về một mô hình Channel – Kênh giá tăng của Crude Oil ETN (OIL) cùng với một đường hỗ trợ được tạo nên bởi bốn đáy đồng thời một đường kháng cự được tạo nên bởi ba đỉnh. Một tín hiệu bán xuất hiện khi giá phá vỡ vượt ra khỏi đường hỗ trợ dốc lên.
Ví dụ minh họa cho mô hình Kênh giá giảm
Trên đây là một ví dụ về mô hình Channel – Kênh giá dốc xuống được thể hiện trên biểu đồ của 20+ Year Treasury Bond ETF (TLT). Theo quan sát nhà giao dịch có thể nhận thấy rằng đường kháng cự dốc xuống được tạo thành bởi bốn đỉnh và đường hỗ trợ đang dốc lên được tạo nên bởi ba đáy, trong đó có một đáy thứ tư được sinh ra bởi một cú phá vỡ ngưỡng xuống phía dưới. Tiếp đó, giá lại phá vỡ lên phía trên đường kháng cự đang dốc xuống, đây là dấu hiệu về một xu hướng tăng mới bắt đầu hình thành.
Mở rộng
Một mô hình Kênh giá lý tưởng phải có giá chạm đường xu hướng chính xác, đồng thời đường kênh giá phải song song tuyệt đối với đường xu hướng chính. Để đánh giá mức độ hiệu quả cũng như vị trí của đường xu hướng chính, đường kênh giá sẽ phụ thuộc vào trình độ và quan điểm cá nhân của mỗi nhà giao dịch.
Đối với một kênh giá tăng, một vài nhà giao dịch đặt lệnh mua khi giá chạm đường xu hướng chính. Và trong một kênh giá giảm, một vài nhà giao dịch khác lại đặt lệnh bán khi giá chạm đường xu hướng chính. Cũng giống việc ứng dụng các mô hình khác trong giao dịch, nhà đầu tư cần xem xét nhiều khía cạnh của phân tích kỹ thuật để xác định chính xác tín hiệu mua hoặc bán.
Bài viết cung cấp thông tin về mô hình Channel – Kênh giá, hy vọng chúng có ích với bạn. Chúc nhà đầu tư có một ngày giao dịch thật hiệu quả!