Cách chơi chứng quyền là một vấn đề luôn được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Chứng quyền có nhiều đặc điểm nổi bật như đòn bẩy cao, tính thanh khoản tốt, chi phí giao dịch thấp,… nó đã trở thành kênh đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận. Cùng Topsanfx tìm hiểu về cách chơi chứng quyền ngay dưới bài viết này.
Contents
- 1 Cách đọc mã chứng quyền
- 2 Cách xem thông tin của một chứng quyền
- 3 Cách thức giao dịch chứng quyền
- 4 MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM:
- 4.1 Nhà đầu tư được mua chứng quyền bán không?
- 4.2 Nhà đầu tư có thể bán chứng quyền trước đáo hạn không?
- 4.3 Chứng quyền được phép giao dịch ký quỹ không?
- 4.4 Chứng quyền đã đáo hạn thì nhà đầu tư tiếp tục được giao dịch được không?
- 4.5 Tổ chức phát hành Chứng khoán cơ sở có được giao dịch CW không?
- 4.6 Người nội bộ và người liên quan của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở có được giao dịch chứng quyền không?
- 4.7 Người sở hữu chứng quyền có quyền nhận cổ tức/quyền mua cổ phiếu phát hành thêm/biểu quyết/tham gia ĐHCĐ không?
- 4.8 Giá trần/sàn của chứng quyền như thế nào?
- 4.9 Phí giao dịch chứng quyền?
- 4.10 Giá của chứng quyền bị tác động thế nào khi CKCS có sự kiện doanh nghiệp?
- 4.11 Chứng quyền có bị tạm ngừng giao dịch?
- 4.12 Thực hiện quyền và giá thanh toán
- 4.13 Share this:
- 4.14 Like this:
Cách đọc mã chứng quyền
- C – Call/Put: C(Call) nếu là chứng quyền mua và P (Put) nếu là chứng quyền bán.
- UUU – Underlying: 3 ký tự cho mã chứng khoán làm tài sản cơ sở, ví dụ như VNM, FPT, HPG.
- YY – Year: Năm phát hành hoặc đáo hạn chứng quyền, ví dụ 21 là năm 2021.
- RR – Round: Đợt phả hành trong năm của chứng quyền cho cùng một tài sản cơ sở. Ví dụ
- CVNM1901 là đợt phát hành đầu tiên của chứng quyền mua cổ phiếu VNM vào năm 2019.
- CHPG1905 là đợt phát hành thứ năm của chứng quyền mua cổ phiếu HPG vào năm 2019.
>>Xem thêm:
Chứng Quyền là gì? Các thuật ngữ cơ bản về chứng quyền
Các thuật ngữ chứng khoán cơ bản cần nắm khi giao dịch
Chứng khoán phái sinh có an toàn không?
Vàng phái sinh là gì? Cách đầu tư vàng phái sinh
Cách xem thông tin của một chứng quyền
Điều khoản |
Ý nghĩa |
Ví dụ cho CVNM1901 |
Chứng khoán cơ sở (Underlying) |
Là tài sản mà giá chứng quyền phụ thuộc vào đó. Có thể là cổ phiếu, chỉ số hoặc quỹ ETF. Ban đầu chỉ có cổ phiếu thuộc rổ VN30 được là chứng khoán cơ sở cho chứng quyền. | VNM |
Giá chứng quyền (Warrant price) |
Khoản chi phí nhà đầu tư cần chi trả nếu muốn sở hữu chứng quyền | 20.870 đ |
Giá thực hiện (Strike price) |
Mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn | 90.000 đ |
Giá thanh toán (Settlement price) |
Mức giá để xác nhận khoản tiền thanh toán cho nhà đầu tư tại thời điểm thực hiện quyền (tính bằng bình quân giá CKCS 5 phiên giao dịch trước ngày đáo hạn chứng quyền.) | Được tổ chức phát hành công bố vào ngày đáo hạn chứng quyền |
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion ratio) |
Số lượng chứng quyền nhà đầu tư cần thực hiện quyền mua một chứng khoán cơ sở | 1:1
Nhà đầu tư có quyền sở hữu 1 chứng quyền để có thể mua 1 cổ phiếu của VNM |
Thời hạn chứng quyền (Maturity) |
Ngày giao dịch trước hai (02) ngày làm việc so với ngày đáo hạn, là ngày cuối cùng mà chứng quyền được giao dịch | 5 tháng |
Ngày giao dịch cuối cùng (Last trading day) |
Hai ngày trước đáo hạn chứng quyền
Sau ngày này chứng quyền sẽ bị hủy niêm yết. |
24/12/2019 |
Ngày đáo hạn (Expiration date) |
Ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện quyền | 26/12/2019 |
Ngày thanh toán (Settlement date) |
Ngày nhà đầu tư được hưởng tiền thanh toán từ tổ chức phát hành chứng quyền có lãi | 06/01/2019 |
Cách thức giao dịch chứng quyền
- Ngày thanh toán: T+2
- Phương thức thanh toán: Thanh toán bù trừ đa phương.
Đáo hạn chứng quyền
Trong trường hợp nhà đầu tư giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn, chứng quyền sẽ được thanh toán nếu chứng quyền đang trong trạng thái sinh lời.
- Ngày giao dịch cuối cùng sẽ được công bố bởi tổ chức phát hành chứng quyền.
- Ngày đăng ký cuối cùng (ngày đáo hạn chứng quyền) là T+2 sau ngày giao dịch cuối cùng.
- Ngày thanh toán T+7
- Số tiền được thanh toán cho một chứng quyền = (Gía thanh toán chứng quyền – Gía thực hiện chứng quyền) / Tỷ lệ chuyển đổi.
- Gía thanh toán (đối với chứng quyền có tài sản cơ sở là cổ phiếu): Bình quân giá đóng cửa của chứng khoán cơ sở 5 phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn, không tính ngày đáo hạn.
- Phương thức thanh toán: bằng tiền
- Cách thức: phân bố trực tiếp vào tài khoản chứng khoán.
Ví dụ cách tính giá thanh toán và số tiền thanh toán đáo hạn
- Gía thực hiện chứng quyền: 20.000 đ
- Ngày giao dịch cuối cùng 10/12/2019 chứng quyền
- Ngày đáo hạn chứng quyền 12/12/2019
- Ngày tính giá thanh toán chứng quyền là 05/12, 06/12, 09/12, 10/12, 11/12.
Gía đóng cửa của chứng khoán cơ sở trong những ngày này là:
-
- 05/12: 20.500đ
- 06/12: 21.000đ
- 09/12: 21.800đ
- 10/12: 21.400đ
- 11/12: 21.200đ
Trung bình giá của 5 ngày là 21.180
Trạng thái chứng quyền
Để xác nhận trạng thái lợi nhuận hay thua lỗ cho chứng quyền, bạn cần quan tâm đến trạng thái của giá CKCS và giá thực tế.
Ngày đáo hạn nếu Chứng quyền:
- Trạng thái có lãi: nhà đầu tư sẽ nhận được khoản lãi chênh lệch
- Trạng thái hòa vốn hoặc thua lỗ: nhà đầu tư sẽ không được thanh toán chênh lệch.
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM:
Nhà đầu tư được mua chứng quyền bán không?
Không, theo quy định hiện tại của UBCK và Sở giao dịch, Quý khách chỉ có thể mua chứng quyền mua.
Nhà đầu tư có thể bán chứng quyền trước đáo hạn không?
Có, sau khi chứng quyền niêm yết trên sàn giao dịch, Quý khách có thể lựa chọn bán chứng quyền trên sàn giao dịch hoặc giữ đến đáo hạn để nhận thanh toán với Công Ty Chứng Khoán (nếu chứng quyền ở trạng thái lãi)
Chứng quyền được phép giao dịch ký quỹ không?
Không, theo quy định của UBCK và SGDCK HSX, Quý khách không được phép giao dịch ký quỹ đối với chứng quyền.
Chứng quyền đã đáo hạn thì nhà đầu tư tiếp tục được giao dịch được không?
Khi chứng quyền đáo hạn, nhà đầu tư sẽ được nhận thanh toán chênh lệch nếu giá thanh toán chứng quyền (Trung bình giá 5 phiên trước đáo hạn của chứng khoán cơ sở) lớn hơn giá thực hiện. Sau đó, chứng quyền sẽ không còn giá trị giao dịch và không được hưởng bất kỳ lợi ích nào.
Tổ chức phát hành Chứng khoán cơ sở có được giao dịch CW không?
Không, tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở không được phép đầu tư chứng quyền dựa trên chứng khoán do tổ chức đó phát hành
Người nội bộ và người liên quan của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở có được giao dịch chứng quyền không?
Có, người liên quan của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở được phép giao dịch chứng quyền phát hành trên chứng khoán cơ sở đó. Tuy nhiên, khi giao dịch phải thực hiện công bố thông tin 3 ngày trước ngày giao dịch.
Người sở hữu chứng quyền có quyền nhận cổ tức/quyền mua cổ phiếu phát hành thêm/biểu quyết/tham gia ĐHCĐ không?
Không, Quý khách sở hữu chứng quyền sẽ không có bất cứ quyền nào đối với công ty như cổ đông của cổ phiếu đó.
Giá trần/sàn của chứng quyền như thế nào?
Giá trần/sàn trong ngày giao dịch đầu tiên và ngày giao dịch thông thường của chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu được xác định như sau:
– Giá trần = Giá tham chiếu chứng quyền + (Giá trần của cố phiếu cơ sở – Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở) x1/Tỷ lệ chuyển đổi
– Giá sàn = Giá tham chiếu chứng quyền – (Giá tham chiếu của cổ phiếu cơ sở – Giá sàn của cố phiếu cơ sở) x1/Tỷ lệ chuyển đổi
Trường hợp giá sàn của chứng quyền nhỏ hơn hoặc bằng không (0), giá sàn sẽ là đơn vị yết giá nhỏ nhất bằng 10 đồng.
Ví dụ:Giá CKCS 100,000 đồng, biên độ dao động 7%, giá trần 107.000 đồng, giá sàn 93.000 đồng, giá tham chiếu CW 5.000 đồng, tỷ lệ chuyển đổi 2:1
– Giá trần chứng quyền = 5.000 + (107.000-100.000)*1/2 = 8.500 đồng
– Giá sàn CW = 5.000 – (100.000-97.000)/*1/2 = 1.500 đồng
Phí giao dịch chứng quyền?
Phí giao dịch chứng quyền bằng với phí giao dịch chứng khoán thông thường.
Giá của chứng quyền bị tác động thế nào khi CKCS có sự kiện doanh nghiệp?
Giá của chứng quyền trên thị trường sẽ không bị điều chỉnh khi chứng khoán cơ sở có sự kiện doanh nghiệp (cổ tức, phát hành thêm cổ phiếu…). Tuy nhiên, giá thực hiện quyền và tỷ lệ chuyển đổi của chứng quyền sẽ bị điều chỉnh. Cách thức điều chỉnh giá thực hiện và tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền khi chứng khoán cơ sở có sự kiện doanh nghiệp như sau:
- Thời điểm thực hiện điều chỉnh: Ngày giao dịch không hưởng quyền của tài sản cơ sở.
- Giá thực hiện mới = Giá thực hiện cũ x (Giá tham chiếu đã điều chỉnh của tài sản cơ sở tại ngày giao dịch không hưởng quyền/Giá tham chiếu chưa điều chỉnh của tài sản cơ sở tại ngày giao dịch không hưởng quyền).
- Tỷ lệ chuyển đổi mới = Tỷ lệ chuyển đổi cũ × (Giá tham chiếu đã điều chỉnh của tài sản cơ sở tại ngày giao dịch không hưởng quyền/Giá tham chiếu chưa điều chỉnh của tài sản cơ sở tại ngày giao dịch không hưởng quyền)
Ví dụ: Nhà đầu tư đang sở hữu chứng quyền mua của cổ phiếu XYZ với thông tin như sau:
- Tỷ lệ chuyển đổi: 2:1
- Giá thực hiện: 50.000 đồng
- Giá đóng cửa XYZ ngày 01/07/2019: 55.000 đồng
– Thời hạn chứng quyền: 3 tháng - Giá một chứng quyền: 2.000 đồng
Ngày 02/07/2019 (ngày giao dịch không hưởng quyền), cổ phiếu XYZ chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20% mệnh giá. Giá tham chiếu đã điều chỉnh của cổ phiếu XYZ ngày 02/07/2019 là 53.000 đồng.
Giá thực hiện quyền và tỷ lệ chuyển đổi mới được điều chỉnh như sau:
- Giá thực hiện quyền mới: 50.000 đồng x (53.000 đồng/ 55.000 đồng) = 48.181,8182 đồng
- Tỷ lệ chuyển đổi mới: 2 x (53.000 đồng/ 55.000 đồng) = 1.9273
Chứng quyền có bị tạm ngừng giao dịch?
Giống như cổ phiếu, chứng quyền cũng sẽ bị tạm ngừng giao dịch trong các trường hợp:
Chứng khoán cơ sở của chứng quyền bị tạm ngừng giao dịch
Sự cố bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự cố kỹ thuật tại hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán
Các trường hợp Sở Giao dịch Chứng khoán thấy cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư
Thực hiện quyền và giá thanh toán
Tại thời điểm đao hạn, nhà đầu tư sở hữu chứng quyền mua trong trạng thái ITM (trạng thái có lãi) sẽ có quyền yêu cầu thực hiện chứng quyền, đồng thời sẽ được thanh toán tiền mặt với khoảng chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện,
- Gía thanh toán chứng quyền = Bình quên giá đóng cửa Chứng khoán cơ sở trong 5 ngày giao dịch gần nhất (không tính ngày đáo hạn).
- Gía thực hiện của chứng quyền: giá được xác định tại thời điểm nhà đầu tư mua chứng quyền và được giữ nguyên trong thời gian dài.
- Số tiền thanh toán trên 1 chứng quyền = (giá thanh toán – giá thực hiện) / (Tỷ lệ chuyển đổi).
- Tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán cho nhà đầu tư sở hữu chứng quyền khoảng lợi nhuận đã tính trong 5 ngày làm việc từ ngày nhà đầu tư đăth lệnh thực hiện chứng quyền hay kể từ ngày đáo hạn.
Hy vọng bài viết có ích với bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!
Các bài liên quan