Cách chơi chứng quyền là một vấn đề luôn được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Chứng quyền có nhiều đặc điểm nổi bật như đòn bẩy cao, tính thanh khoản tốt, chi phí giao dịch thấp,… nó đã trở thành kênh đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận. Cùng Topsanfx tìm hiểu về cách chơi chứng quyền ngay dưới bài viết này.
Contents
Cách đọc mã chứng quyền
- C – Call/Put: C(Call) nếu là chứng quyền mua và P (Put) nếu là chứng quyền bán.
- UUU – Underlying: 3 ký tự cho mã chứng khoán làm tài sản cơ sở, ví dụ như VNM, FPT, HPG.
- YY – Year: Năm phát hành hoặc đáo hạn chứng quyền, ví dụ 21 là năm 2021.
- RR – Round: Đợt phả hành trong năm của chứng quyền cho cùng một tài sản cơ sở. Ví dụ
- CVNM1901 là đợt phát hành đầu tiên của chứng quyền mua cổ phiếu VNM vào năm 2019.
- CHPG1905 là đợt phát hành thứ năm của chứng quyền mua cổ phiếu HPG vào năm 2019.
Cách xem thông tin của một chứng quyền
Điều khoản |
Ý nghĩa |
Ví dụ cho CVNM1901 |
Chứng khoán cơ sở (Underlying) |
Là tài sản mà giá chứng quyền phụ thuộc vào đó. Có thể là cổ phiếu, chỉ số hoặc quỹ ETF. Ban đầu chỉ có cổ phiếu thuộc rổ VN30 được là chứng khoán cơ sở cho chứng quyền. | VNM |
Giá chứng quyền (Warrant price) |
Khoản chi phí nhà đầu tư cần chi trả nếu muốn sở hữu chứng quyền | 20.870 đ |
Giá thực hiện (Strike price) |
Mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn | 90.000 đ |
Giá thanh toán (Settlement price) |
Mức giá để xác nhận khoản tiền thanh toán cho nhà đầu tư tại thời điểm thực hiện quyền (tính bằng bình quân giá CKCS 5 phiên giao dịch trước ngày đáo hạn chứng quyền.) | Được tổ chức phát hành công bố vào ngày đáo hạn chứng quyền |
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion ratio) |
Số lượng chứng quyền nhà đầu tư cần thực hiện quyền mua một chứng khoán cơ sở | 1:1
Nhà đầu tư có quyền sở hữu 1 chứng quyền để có thể mua 1 cổ phiếu của VNM |
Thời hạn chứng quyền (Maturity) |
Ngày giao dịch trước hai (02) ngày làm việc so với ngày đáo hạn, là ngày cuối cùng mà chứng quyền được giao dịch | 5 tháng |
Ngày giao dịch cuối cùng (Last trading day) |
Hai ngày trước đáo hạn chứng quyền
Sau ngày này chứng quyền sẽ bị hủy niêm yết. |
24/12/2019 |
Ngày đáo hạn (Expiration date) |
Ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện quyền | 26/12/2019 |
Ngày thanh toán (Settlement date) |
Ngày nhà đầu tư được hưởng tiền thanh toán từ tổ chức phát hành chứng quyền có lãi | 06/01/2019 |

Cách thức giao dịch chứng quyền
- Ngày thanh toán: T+2
- Phương thức thanh toán: Thanh toán bù trừ đa phương.
Đáo hạn chứng quyền
Trong trường hợp nhà đầu tư giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn, chứng quyền sẽ được thanh toán nếu chứng quyền đang trong trạng thái sinh lời.
- Ngày giao dịch cuối cùng sẽ được công bố bởi tổ chức phát hành chứng quyền.
- Ngày đăng ký cuối cùng (ngày đáo hạn chứng quyền) là T+2 sau ngày giao dịch cuối cùng.
- Ngày thanh toán T+7
- Số tiền được thanh toán cho một chứng quyền = (Gía thanh toán chứng quyền – Gía thực hiện chứng quyền) / Tỷ lệ chuyển đổi.
- Gía thanh toán (đối với chứng quyền có tài sản cơ sở là cổ phiếu): Bình quân giá đóng cửa của chứng khoán cơ sở 5 phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn, không tính ngày đáo hạn.
- Phương thức thanh toán: bằng tiền
- Cách thức: phân bố trực tiếp vào tài khoản chứng khoán.
Ví dụ cách tính giá thanh toán và số tiền thanh toán đáo hạn
- Gía thực hiện chứng quyền: 20.000 đ
- Ngày giao dịch cuối cùng 10/12/2019 chứng quyền
- Ngày đáo hạn chứng quyền 12/12/2019
- Ngày tính giá thanh toán chứng quyền là 05/12, 06/12, 09/12, 10/12, 11/12.
Gía đóng cửa của chứng khoán cơ sở trong những ngày này là:
-
- 05/12: 20.500đ
- 06/12: 21.000đ
- 09/12: 21.800đ
- 10/12: 21.400đ
- 11/12: 21.200đ
Trung bình giá của 5 ngày là 21.180
Trạng thái chứng quyền
Để xác nhận trạng thái lợi nhuận hay thua lỗ cho chứng quyền, bạn cần quan tâm đến trạng thái của giá CKCS và giá thực tế.
Ngày đáo hạn nếu Chứng quyền:
- Trạng thái có lãi: nhà đầu tư sẽ nhận được khoản lãi chênh lệch
- Trạng thái hòa vốn hoặc thua lỗ: nhà đầu tư sẽ không được thanh toán chênh lệch.
Thực hiện quyền và giá thanh toán
Tại thời điểm đao hạn, nhà đầu tư sở hữu chứng quyền mua trong trạng thái ITM (trạng thái có lãi) sẽ có quyền yêu cầu thực hiện chứng quyền, đồng thời sẽ được thanh toán tiền mặt với khoảng chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện,
- Gía thanh toán chứng quyền = Bình quên giá đóng cửa Chứng khoán cơ sở trong 5 ngày giao dịch gần nhất (không tính ngày đáo hạn).
- Gía thực hiện của chứng quyền: giá được xác định tại thời điểm nhà đầu tư mua chứng quyền và được giữ nguyên trong thời gian dài.
- Số tiền thanh toán trên 1 chứng quyền = (giá thanh toán – giá thực hiện) / (Tỷ lệ chuyển đổi).
- Tổ chức phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán cho nhà đầu tư sở hữu chứng quyền khoảng lợi nhuận đã tính trong 5 ngày làm việc từ ngày nhà đầu tư đăth lệnh thực hiện chứng quyền hay kể từ ngày đáo hạn.
Hy vọng bài viết có ích với bạn. Chúc bạn giao dịch thành công!
>>>Xem thêm: Chứng Quyền là gì?