Mô hình giá Spikes and Tails – Giật tạo đỉnh / Giật tạo đáy là mô hình giá có hình mũi nhọn đâm ra khỏi một xu hướng tăng hoặc giảm.
Contents
Spike Low hoặc Bullish Spike – giật tạo đáy hoặc giật tăng
Spike hay được gọi là Tail là một thanh giá đặc biệt thường thoát khỏi một xu hướng bình thường. Khi thanh giá này tạo nên mũi nhọn và đâm xuống thoát khỏi xu hướng nhưng dừng lại tại gần đỉnh của thanh giá thì được gọi chung là Spike Low (Bullish Spike).

Spike High hoặc Bearish Spike – giật tạo đỉnh hoặc giật giảm

Spike High (Bearish Spike) xuất hiện khi một thanh giá mũi nhọn đâm lên phía trên thoát ra xa khỏi xu hướng, tuy nhiên sẽ đóng lại tại điểm gần tại đáy của thanh giá. Theo nghiên cứu của Rockefeller (2011) chỉ ra rằng thanh mũi nhọn này có tên gọi là thanh xoay chiều (swing bar).
Swing bar – thanh xoay chiều là một thanh giá bất kì mà có đáy cuối cùng phải thấp nhất so với một chuỗi các thanh tạo đáy thấp hơn hoặc cũng có thể tạo đỉnh cuối cùng cao nhất so với một chuỗi gồm những thanh giá tạo đỉnh cao hơn.
Nếu bạn là một nhà giao dịch quá quen thuộc với kĩ thuật phân thích biểu đồ nến Nhật, thì Spike Low khá giống với nến hình búa hay nến dragonfly doji, còn Spike High gần giống với nến shooting star cũng có thể giống với nến gravestone doji.
Có thể bạn muốn biết: nến Doji thuộc dạng mô hình nến đơn có giá tại thời điểm đóng cửa hoặc mở cửa bằng hoặc gần bằng với giá tại thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa của cây nến phía trước. Khi mô hình nến Doji xuất hiện trên biểu đồ thì có nghĩa là thị trường đang ở trạng thái cân bằng và phân vân.
Tại thời điểm nến Doji xuất hiện, phe mua và phe bán cân bằng nhau. Mô hình nến Doji là một tín hiệu quan trọng khi thị trường đang ở xu hướng tăng vì điều này báo hiệu cho sự đảo chiều xu hướng. Nến Doji có 4 mẫu hình nến thường gặp như Star doji, Long legged doji, dragonfly doji, gravestone doji.
>>>Xem thêm: Mô hình nến Doji
Theo phân tích và nghiên cứu của Bulkowski (2005) chỉ ra rằng thanh nhọn tượng trưng cho một điểm xoay chiều ngắn hạn và bản thân nó chưa được xem là yếu tố chủ chốt làm thay đổi xu hướng chính. Và Rockefeller (2011) khuyến nghị nhà giao dịch hãy dùng đáy hay đỉnh của thanh giá mũi nhọn để lựa chọn điểm dừng lỗ thích hợp.
Ví dụ minh họa cho mô hình Spike Low

Trên đây là biểu đồ minh họa của Mid-Cap 400 ETF (MDY) quan sát nhà giao dịch có thể nhận thấy đây là một Spike Low xuất hiện sau một xu hướng giảm. Nhà đầu tư cần lưu ý vào ngày giao dịch trước của Spike Low, sẽ có một thanh giá dài đang giảm xuống dưới thấp hơn biên độ giá thông thường.
Nhưng, tại đây vẫn chưa thể hình thành một Spike Low, bởi điểm đóng gần tại đáy của thanh giá này. Vào ngày giao dịch hôm sau mới chính là Spike Low chính xác, vì điểm đóng nằm ngay tại đỉnh của thanh giá.
Ví dụ minh họa cho mô hình Spike High

Trên đây là biểu đồ minh họa của Energy SPDR ETF (XLE) quan sát nhà giao dịch có thể nhận thấy một Spike high được hình thành sau một xu hướng tăng. Cho dù giá tăng cao kéo dài hơn bốn ngày sau Spike High, nhưng chưa có điểm dừng lỗ thích hợp nào xuất hiện.
Tóm lại mô hình giá Spikes and Tails là một mô hình giá hiếm khi xuất hiện trong giao dịch tại thị trường ngoại hối, tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên cập nhật kiến thức về mô hình này để có thể ứng dụng một cách hiệu quả khi gặp chúng. Tương tự những mô hình giá khác, mô hình giật tạo đỉnh và giật tạo đáy sẽ hoạt động tích cực nhất khi kết hợp cũng những mô hình, công cụ phân tích kỹ thuật khác.
Như bạn đã biết nguồn tri thức của thị trường Forex là vô hạn, để thành công nhà giao dịch buộc phải dành thật nhiều thời gian để học hỏi, tích lũy và trải nghiệm.
Bài viết cung cấp thông tin về Mô hình giá Spikes and Tails – Giật tạo đỉnh / GIật tạo đáy, hy vọng chúng có ích với bạn. Chúc nhà đầu tư có một ngày giao dịch nhiều may mắn và hiệu quả!