Để các cá nhân có thể cùng nhau quản lý và chi tiêu một số tiền, các ngân hàng đã cho ra đời sản phẩm “Tài khoản đồng sở hữu”. Đây là tài khoản cho phép nhiều người có thể nạp rút, chi tiêu một số tiền trong cùng 1 tài khoản. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tài khoản đồng sở hữu và cách mở tài khoản này nhé!
Contents
Tài khoản đồng sở hữu là gì?
Tài khoản đồng sở hữu có tên tiếng Anh là Joint account là một loại tài khoản ngân hàng hoặc môi giới được sở hữu bởi hai hoặc nhiều cá nhân. Thông thường, loại tài khoản này sẽ được sử dụng bởi các cặp vợ chồng, thành viên trong gia đình hoặc các đối tác kinh doanh quen thuộc và tin tưởng. Bất kỳ chủ sở hữu nào cũng có thể truy cập, rút, nạp tiền và sao kê tiền trong tài khoản.
Có nhiều cách để tạo tài khoản đồng sở hữu. Mỗi cách có phương thức riêng về việc truy cập tiền trong tài khoản hoặc xử lý tài sản còn lại sau khi một trong những người nắm giữ chung qua đời.
- Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa và cách tính chi phí cơ hội
- Chi phí tài chính là gì? Ví dụ và công thức tính chi phí tài chính
- F88 lừa đảo khách hàng có đúng không?
- Hướng dẫn vay tiền tại Doctor Đồng
Đặc điểm của tài khoản đồng sở hữu
- Cách thức hoạt động: Hoạt động tương tự các tài khoản thông thường nhưng có hai hoặc nhiều người dùng cùng ủy quyền. Tài khoản đồng sở hữu có thể được thiết lập chỉ trong một thời gian ngắn hoặc vĩnh viễn tùy theo mục đích sử dụng của các chủ sở hữu.
- Các loại tài khoản đồng sở hữu có thể mở: Tài khoản thanh toán, Tài khoản tiết kiệm, Thẻ tín dụng và các sản phẩm tín dụng khác như: Thế chấp, Cho vay, Hạn mức tín dụng (LOC).
- Xử lý giao dịch: Cần có chữ ký của tất cả người đồng sở hữu tài khoản.
- Quan hệ chủ tài khoản: Tin tưởng lẫn nhau và mật thiết về kinh tế.
- Số lượng chủ thể: Không giới hạn.
Ưu điểm của tài khoản đồng sở hữu
- Không yêu cầu số dư tối thiểu, được sử dụng đầy đủ các tiện ích tài khoản.
- Giúp các cặp vợ chồng dễ dàng kiểm soát tài chính chung để cùng gửi tiền và sử dụng để thanh toán hóa đơn cũng như những khoản nợ chung.
- Phụ huynh có thể sử dụng tài khoản đồng sở hữu với con để thanh toán hóa đơn học phí, ăn uống tiêu vặt… Điều này khá tiện lợi trong trường hợp bố mẹ quá bận, không thể thường xuyên trực tiếp thanh toán.
Vợ chồng có nên mở tài khoản đồng sở hữu không?
Sử dụng tài khoản đồng sở hữu giữa vợ chồng cần sự đồng ý của cả hai người. Ngoài ra, hai vợ chồng phải cùng thực hiện đúng theo các nội dung cam kết và các thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết với tổ chức phát hành tài khoản. Việc này giúp xác định quyền sử dụng và quản lý tài khoản chung.
Đối với các cặp vợ chồng, việc sử dụng tài khoản đồng sở hữu mang lại các lợi ích như:
- Kết hợp tài chính giúp cả hai kiểm soát được tiền lương và chi tiêu hàng tháng như: thuê nhà, điện nước, tiêu dùng, ăn uống, các khoản nợ chung khác,…
- Các thông tin giao dịch đều được ngân hàng gửi thông báo cụ thể và minh bạch cho đôi bên.
- Tài khoản đồng sở hữu được hưởng mức lãi suất không kỳ hạn hấp dẫn.
- Quản lý dễ dàng giữa các chủ thể cùng sở hữu tài khoản.
Để vợ chồng thành lập 1 tài khoản và cùng sở hữu thì cả hai phải cùng thực hiện đúng những nội dung cam kết và thỏa thuận như trong hợp đồng. Cả hai phải cùng ký kết để xác định quyền sử dụng và quản lý tài khoản.
Cách mở tài khoản đồng sở hữu
- Bước 1: Tất cả những người đồng sở hữu tài khoản cùng đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ lập tài khoản đồng sở hữu.
- Bước 2: Tất cả những người đồng sở hữu tài khoản phải cung cấp những thông tin cá nhân như: Họ tên, CMND, CCCD hoặc hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ,.. để nhân viên ngân hàng thu thập thông tin mở tài khoản.
- Bước 3: Điền vào mẫu đơn đăng ký mở tài khoản.
- Bước 4: Sau khi phía ngân hàng có đầy đủ thông tin sẽ báo lại và cung cấp thẻ cho các chủ đồng sở hữu tài khoản.
Cách giải quyết tranh chấp tài khoản đồng sở hữu
Nếu các chủ thể xảy ra tranh chấp thì tài khoản đồng sở hữu sẽ được giải quyết theo những quy định sau:
- Các chủ thể của tài khoản đồng sở hữu có nghĩa vụ và quyền giống như nhau.
- Các chủ thể đều phải có trách nhiệm trong việc thanh toán các chi phí, nợ phát sinh khi dùng tài khoản này.
- Các thông báo về giao dịch tài khoản được gửi về cho các chủ thể được xem là thông báo chung.
- Các chủ thể có thể ủy quyền cho nhau hoặc cho người thứ ba.
- Trường hợp một trong các chủ thể qua đời, mất tích hoặc mất hành vi dân sự,.. thì tài khoản sẽ được xử lý theo quy định pháp luật.
Một số lưu ý khi mở tài khoản đồng sở hữu
Khi lập tài khoản đồng sở hữu, các chủ sở hữu cần lưu ý những điều sau:
- Khi mở tài khoản phải có mặt tất cả chủ thể sở hữu tài khoản và phải có chữ ký trên hợp đồng sử dụng của tất cả chủ thể.
- Các chủ thể đồng sở hữu phải thân quen, tin tưởng nhau.
- Số lượng chủ thể đồng sở hữu tài khoản ngân hàng không giới hạn.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin về tài khoản đồng sở hữu và cách mở tài khoản đồng sở hữu tại các ngân hàng. Rất mong bài viết này có thể mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!